Nguyên Nhân Gây Bệnh Chướng Bụng Đầy Hơi Ở Trâu Bò
Bệnh thường xảy ra đối với trâu bò trong vụ xuân hè và hè thu. Bệnh do các nguyên nhân sau:
Do trâu bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn phải thức ăn ôi mốc, đặc biệt là các loại củ quả ôi thối. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại ở đường ruột phát triển, lên men sinh hơi qúa mức bình thường, bụng và dạ dày phình căng. Trong quá trình sinh hơi, nhu động của dạ dày, ruột giảm dần và ngừng hẳn gây ra hội chứng chướng bụng đầy hơi.
Các thức ăn như rơm, cỏ bị mốc, các loại cỏ thuộc họ đậu, cỏ bị ngâm sương đêm, cỏ bị ngâm nước lâu có sẵn nhiều đất hoặc bùn sẽ sinh ra nhiều hơi trong dạ cỏ, làm bụng bên trái của vật nuôi căng phồng.
Bệnh cũng có thể do bê nghé bú phải sữa chua hoặc bú vội sữa lọt vào dạ cỏ không tiêu được.
Bệnh còn do thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân. Con vật đang ăn cỏ khô chuyển sang ăn cỏ xuân mới mọc hoặc ăn quá nhiều thức ăn tươi như ngọn ngô, ngọn mía, ăn phải cây có chất độc, nấm độc cũng dễ sinh bệnh,
Ngoài ra bệnh còn sinh ra do nhiều nguyên nhân khác:
+ Do nhu động đường tiêu hóa kém (do vật nuôi yếu)
+ Do vật nuôi phải làm việc nhiều, do vận chuyển vật nuôi đi xa mệt nhọc.
+ Do thời tiết thay đổi nắng mưa.
+ Do tác động của vi sinh vật trong dạ cỏ, gặp điều kiện thuận lợi thức ăn lên men nhiều làm cho quá trình sinh ra các chất khí tăng nhanh. Các loại khí thường thấy trong dạ cỏ là CO2, CH3, N2, H2S, ngoài ra còn các chất khác như axit axetic, axit butiric, indol. Các hơi này thường chứa ở túi trên dạ cỏ và thường xuyên được ợ ra ngoài. Trung bình trong 1 giờ trâu bò ợ ra ngoài khoảng 50 lít hơi.
Nếu số hơi sinh ra trong 1 giờ lớn hơn so với con số trên thì hơi không đẩy ra được nữa, khối thức ăn trong dạ cỏ bị xáo trộn và bị sủi bọt, do đó sinh bệnh. Trường hợp khi hơi sinh ra quá nhanh làm dạ cỏ bị vỡ và chèn ép accs cơ quan hô hấp, tuần hoàn làm con vật khó thở, mũi nở rộng để thở, niêm mạc mắt mũi hậu môn bầm tím.
Bệnh xuất hiện rất nhanh, con vật biểu hiện đau bụng, bụng chướng to rất nhanh, thở khó, hai chân giạng ra, lưỡi thè, chảy nức[ dãi, sau đó nằm giãy giụa và chết. Nhiều khi do bụng chướng to, 2-3 giờ sau hõm hông bên trái to lên, cao hơn cả xương sống. Con vật bỏ ăn táo bón, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, niêm mạc mắt mũi tím bầm, cuối cùng con vật trúng độc, ngạt thở và chết.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao