Nuôi bò Phát hiện bò động dục và đỡ đẻ

Phát hiện bò động dục và đỡ đẻ

Author NCN, publish date Saturday. February 20th, 2016

Phát hiện bò động dục và đỡ đẻ

I. Đặc điểm sinh sản của bò:

– Tuổi bò động dục (bắt đầu phối giống) là 18-24 tháng.

– Chu kỳ động dục: 21 ngày (17-23 ngày).

– Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ: 60-90 ngày.

II. Phát hiện bò động dục

Kết quả phối giống nhân tạo cho bò phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện bò động dục.

– Phát hiện bò động dục ít nhất 2 lần trong ngày (sáng và chiều tối là hai thời điểm tốt để quan sát, theo dõi bò động dục).

– Biểu hiện tin cậy nhất là bò chịu đực.

Bò thích gần và hít ngửi âm hộ con khác

– Trứng rụng sau khi kết thúc chịu đực khoảng 10-14 giờ.

– Phối giống vào giai đoạn chịu đực và trước khi kết thúc động dục, thời gian này khoảng 24 giờ kể từ sau khi bò bắt đầu chịu đực.

Những biểu hiện chủ yếu khi bò động dục

Thời gian động dục của bò cái 24-36 giờ, có thể chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn trước chịu đực (6-10 giờ)

– Con vật băn khoăn, ngơ ngác, kêu rống, chạm sừng nhau, không cho bò khác nhẩy lên.

– Âm hộ sưng, hơi mở, có màu hồng.

2. Giai đoạn chịu đực (12-18 giờ)

Bò chịu đực đứng yên để con khác nhảy lên

– Con vật hưng phấn cao độ thích nhẩy lên con khác. Sau đứng yên để con khác nhảy lên.

– Âm hộ hơi mở, có mầu hồng.

– Niêm dịch keo dính chảy ra thành sợi từ mép âm môn, dính bẩn ở đuôi và mông đít.

– Ăn uống ít hoặc không chịu ăn.

– Bò chịu đực đứng yên để con khác nhẩy lên.

3. Giai đoạn sau chịu đực (6-10 giờ)

– Không cho con khác nhảy lên.

– Ăn uống trở lại bình thường.

* Chủ bò cái đưa bò đi phối giống khi nào?

– Bò cái động dục đứng yên cho bò khác nhảy lên (Bò chịu đực)

– Âm hộ hơi mở, niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt.

– Niêm dịch keo dính.

Dẫn tinh viên

Phối giống cho bò theo quy luật “sáng, chiều” hinhf

Đỡ đẻ cho bò

Thời gian mang thai của bò: 281 ngày.

Tuỳ theo giống bò có thể tăng 10 ngày hoặc giảm 3 ngày.

+Triệu chứng trước khi đẻ:

– Có hiện tượng sụt mông.

– Bầu vú căng, đầu vú chĩa về 2 bên.

– Nút niêm dịch thải ra, treo lòng thòng ở mép âm môn.

– Đau bụng, đứng lên nằm xuống, chân cào đất.

– Ỉa đái nhiều lần.

– Có cơn rặn, bọc ối thò ra ngoài mép âm môn.

III. Thế nào là bò đẻ bình thường?

Bò đẻ bình thường phải ở 1 trong 2 trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Thai xuôi

Thai dọc đầu, sấp: Đầu và cổ thai phải gác lên hai chân trước duỗi thẳng và bằng nhau.

– Trường hợp 2: Thai ngược

Thai dọc đuôi, sấp: Đuôi của thai phải nằm giữa 2 chân sau duỗi thẳng và bằng nhau.

Nếu chiều, hướng, tư thế của thai không ở 2 trường hợp trên là bò đẻ khó, phải mời cán bộ thú y đến can thiệp.

* Quy trình đỡ đẻ

Bò đẻ bình thường không cần can thiệp hoặc chỉ cần dùng tay kéo nhẹ nhàng thai ra.

– Khi bò đẻ sẽ vỡ ối, ta hứng lấy nước ối.

– Cắt dây rốn dài khoảng 10-12cm (không cần buộc dây rốn) sát trùng bằng cồn Iod 5%.

– Lau rớt rãi trong mũi, mồm.

– Để bò mẹ tự liếm con, nếu không liếm ta phải lau khô.

– “Bóc móng” để bê con đỡ trơn trượt khi mới tập đi.

– Cân trọng lượng bê.

– Vệ sinh phần thân sau và bầu vú của bò mẹ.

– Cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm.

– Cho bê con bú – Ghi sổ sách theo dõi.

* Phương pháp làm hồi sinh cho bê

Bê mới đẻ bị ngạt có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

– Hà hơi thổi ngạt

– Hô hấp nhân tạo

– Dùng cuộng rơm hoặc cái lông gà ngoáy nhẹ nhàng vào lỗ mũi để kích thích.

– Dội nước lạnh: dốc ngược bê xuống và dội xô nước lạnh lên vùng ngực và đầu.

* Phòng bệnh sát nhau 12 giờ sau khi đẻ nhau chưa ra gọi là sát nhau phải can thiệp ngay.

– Phòng sát nhau tốt nhất là cho bò mẹ uống nước ối sau khi đẻ.

– Tiêm oxytoxin 6đv/100kg trọng lượng.

– Thụt Rivanol 1% 600ml vào trong tử cung.

Có thể dùng: lá hồng bì hoặc lá khế 500g Lá trầu không 20g Giã nát ngâm trong 1 lít nước đun sôi để nguội gạn nước cho bò uống.

* Chữa bệnh viêm tử cung

Dùng Lugol 1% thụt 50ml vào tử cung.

Sau 3-4 ngày thụt kháng sinh.

Penicillin 1 triệu đơn vị

Steptomycin 1 gam

Nước cất 10ml

Chú ý: Nếu còn mủ thì phải tiếp tục thụt rửa Lugol 1%

Chỉ thụt kháng sinh khi tử cung hết mủ. Hoặc dùng nước muối 1% hay Rivanol 1%. Thụt rửa tử cung, hút hết nước trong tử cung ra, rồi thụt kháng sinh (liều lượng như trên).

Sau khi điều trị nếu bò động dục có thể phối giống.

 


Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh… Một số rối loạn sinh sản thường gặp ở bò Một số rối loạn sinh sản thường gặp…