Nuôi bò Phòng Và Trị Bệnh Cho Bò Sữa

Phòng Và Trị Bệnh Cho Bò Sữa

Publish date Sunday. December 23rd, 2012

Phòng Và Trị Bệnh Cho Bò Sữa

I. Bệnh Viêm Vú Ở Bò Sữa

1. Bệnh viêm vú (infection)

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào ống tiết sữa, nhân lên trong tuyến sữa. Sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh được xác định thông qua việc lấy mẫu sữa đảm bảo vô trùng ở từng núm vú riêng biệt, nuôi cấy mẫu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bệnh có thể ở dạng lâm sàng hoặc cận lâm sàng tùy thuộc vào mức độ của quá trình viêm nhiễm.

a. Viêm vú lâm sàng

Thể viêm vú lâm sàng đặc trưng bởi những biến đổi rõ rệt ở tuyến sữa hoặc sữa. Những biến đổi trên có thể ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau trong quá trình diễn biến của bệnh. Các trường hợp bệnh có thể lâm sàng có thể được coi là thể á cấp tính (thể lâm sàng nhẹ) khi các biểu hiện biến đổi nhẹ của sữa và các núm vú bị nhiễm như tạo váng, lổn nhổn hoặc sữa biến màu. Các núm vú này có thể bị sưng nhẹ và nhạy cảm.

b. Viêm vú cấp tính

Các trường hợp cấp tính được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của các biểu hiện sưng, tấy đỏ, bầu sữa rắn, con vật đau, sữa không bình thường và sản lượng sữa giảm. Những biểu hiện toàn thân như sốt, kém ăn.

c. Viêm vú quá cấp tính

Thể bệnh này ít thấy và cũng có những biểu hiện như trên, nhưng cũng có thể có những biểu hiện như suy nhược, tăng nhịp tim và tần số hô hấp, vận động kém, chân lạnh, phản xạ mắt giảm, mất nước và tiêu chảy.

d. Viêm vú cận lâm sàng

Thể bệnh này thường không rõ, không thể phát hiện bằng quan sát mắt thường, song nó được nhận biết thông qua các xét nghiệm định hướng như phát hiện các vi khuẩn, các tế bào thân. Một số người chưa ý thức đầy đủ về sự lưu hành cũng như tầm quan trọng về mặt kinh tế của viêm cú có thể cận lâm sàng, bởi vì sữa gần như ở trạng thái bình thường. Thể bệnh này rất quan trọng bởi những lý do sau đây:

- Sự lưu hành cao gấp 15-40 lần so với thể lâm sàng.

- Luôn là nguy cơ của thể lâm sàng.

- Bệnh kéo dài.

- Khó phát hiện.

- Giảm quá trình tiết sữa.

- Có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Ngoài ra thể cận lâm sàng còn quan trọng bởi vì nó là nguồn tàng trữ mầm bệnh và gây nhiễm cho những con trong đàn.

e. Viêm vú mạn tính

Thể mạn tính có thể bắt đầu như bất cứ thể lâm sàng hoặc thể cận lâm sàng. Bệnh được thể hiện qua các triệu chứng lâm sàng gián đoạn. Thường có sự hình thành sẹo và làm biến đổi hình dạng tuyến sữa bị nhiễm, cùng với giảm sản lượng sữa. Thời gian từ cận lâm sàng đến lâm sàng có thể rất lâu tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh, những yếu tố bất lợi (stress) và các yếu tố khác.

f. Các trường hợp viêm vú không đặc biệt

- Đôi khi được xem xét như viêm vú không do vi khuẩn, dạng này xảy ra khi vi khuẩn không phân lập được từ sữa. Các trường hợp như vậy có thể hoặc là do viêm vú lâm sàng, hoặc là do viêm vú cận lâm sàng.

- Bất kỳ nguyên nhân là gì thì mục đích cuối cùng trong việc quản lý bệnh viêm vú là ngăn chặn bệnh xảy ra. Nếu không chúng ta không thể thành công trong việc chống lại bệnh viêm vú.

2. Thiệt hại kinh tế từ bệnh viêm vú

- Hiện nay người ta đã đánh giá chính thức rằng bệnh viêm vú là một bệnh nguy hại nhất của bò sữa. Nghiên cứu mới đây đã đánh giá lại rằng bệnh viêm vú chiếm 26% tổng số chi phí tất cả bệnh tật của bò sữa, nó đặc biệt nghiêm trọng vì sự thiệt hại từ bệnh viêm vú đã cao chừng hai lần thiệt hại do vô sinh và bệnh sinh sản.

- Mặc dù hậu quả của bệnh viêm vú đã đượcdẫn chứng trong nhiều nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới, thực tế này đã không được truyền đạt một cách thuyết phục đến một số chủ trại bò sữa ở khắp nơi. Nhiều trường hợp dường như chỉ căn cứ vào bác sĩ thú y, đơn thuốc, xem xét các trường hợp lâm sàng xảy ra và phải loại thải để giết mổ các động vật. Nếu đứng về phương diện sản xuất sữa thì họ phải loại bỏ những con bò đã được điều trị: Những thiệt hại có thể thấy được; Sự thiệt hại to lớn mà không thấy được trong quá trình sản xuất sữa bởi các trường hợp nhiễm bệnh phi lâm sàng, mà các chủ trang trại không phát hiện ra.

- Hội đồng quốc gia về bệnh viêm vú, một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1961 để thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo nhằm giảm bệnh viêm vú, có đánh giá rằng thiệt hại do giảm sản lượng đã lên tới hơn 1 tỷ đô la hàng năm ở Mỹ. Tổng số thiệt hại tới gần 2 tỷ đô la.

- Nhìn từ khía cạnh khác chi phí cho một nông trại nuôi bò sữa trung bình khoảng 180 đô la cho một bò cái trong một năm.

- Nhân số bò cái trong đàn của bạn với 180 đô la, bạn sẽ được một con số có ý nghĩa về chi phí riêng của bạn trong bệnh viêm vú bò sữa.
- Sự thiệt hại sẽ ở mức cao hơn nếu như số lượng tế bào thân trong sữa của đàn gia súc của bạn ở trên mức trung bình. Trừ đi chi phí bệnh viêm vú vào túi tiền của bạn và bạn sẽ bắt đầu thấy sự thiệt hại tổng sản phẩm sữa như thế nào từ các ca viêm vú cận lâm sàng.

- Sự phân tích thiệt hại hàng năm do bệnh viêm vú gây ra đã được hội đồng quốc gia về bệnh viêm vú soạn thảo vào năm 1985. Mặc dù ngày nay, tỷ lệ bệnh viêm vú đã thấp hơn nhưng tổng thiệt hại kinh tế vẫn còn là cao. Số liệu được thể hiện dưới đây.

- Các số liệu được ghi thành từng mục đã khẳng định rằng khoảng 70-80% của tổng thiệt hại có liên quan đến bệnh viêm vú cận lâm sàng, trong khi đó chỉ có 20-30% thiệt hại là do bệnh viêm vú lâm sàng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng những số liệu thiệt hại này không bao gồm những thiệt hại khác của ngành chăn nuôi bò sữa mà có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bệnh viêm vú. Ví dụ như sự tốn kém cho các máy vắt sữa, giảm chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm sữa, làm sút kém các trang trại chăn nuôi bò sữa, can thiệp vào các quá trình nâng cao tính di truyền của đàn bò sữa và các yếu tố khác.

Nguồn thiệt hại Thiệt hại/1 conbo2 ($) %
- Giảm sản lượng sữa $ 116,10 64
- Sữa loại thải 24,44 14
- Thay thế đàn sớm 13,60 8
- Giá bò giảm 9,94 5
- Thuốc 9,68 5
- Dịch vụ thú y 4,84 3
- Công lao động 2,42 1
Tổng $ 181,02 100%

3. Bệnh viêm vú ảnh hưởng đến chất lượng sữa và thành phần của sữa
- Ngày nay người tiêu dùng đã có nhận thức nhiều hơn so với trước đây. Họ ý thức đến sức khỏe và hy vọng rằng có một sản phẩm chất lượng cao tức là khẩu vị tốt và thời gian bảo hành lâu hơn.

- Chất lượng của sản phẩm sữa cuối cùng đưa ra cho người tiêu dùng không tốt hơn chất lượng nguyên liệu của chúng. Quá trình xử lý tốt nhất chỉ hy vọng vào sự duy trì chất lượng sữa từ các trang trại, trong khi có nhiều đòi hỏi khác nhau về các dạng sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng. Tất yếu là người chế biên sữa thường dựa vào sữa trang trại có các thành phần lý, hóa học và mùi vị như mong muốn.

- Các công nhân trong ngành sản xuất sữa biết rằng sự tăng lên tổng số vi sinh vật trong sữa thường song song với sự tăng lên về số lượng vi khuẩn không bị diệt qua quá trình hấp Pasteur. Các thiết bị vắt sữa không sạch và phần da của bầu vú không sạch và khô ráo trước khi vắt sữa sẽ là nguồn lây nhiễm vi sinh vật phổ biến nhất. Chúng ta phải lưu tâm đến các vi sinh vật gây viêm vú. Có sự liên quan chặc chẽ giữa tỷ lệ nhiễm trùng bầu vú và độ ô nhiễm của bề mặt núm vú. Do đó việc tránh nhiễm bẩn bề mặt núm vú sẽ giảm cả bệnh viêm vú và cải thiện chất lượng cũng như thời gian bảo quản sản phẩm sữa.

- Khi mà tỷ lệ lưu hành của việc nhiễm bệnh qua sữa là rất nhỏ so với 50 năm trước đây, chúng ta không được thờ ơ với việc dưa ra cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao nhất. Đặt nhiều tin tưởng vào việc hấp pasteur sữa, sự bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và trộn lẫn sữa có chất lượng thấp và sữa có chất lượng cao. Phải lưu tâm hơn với việc đưa ra các phương pháp quản lý và vệ sinh đúng đắn để thu được kết quả là sản phẩm có lượng vi sinh vật thấp nhất. Các chủ trang trại sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn qua các yêu cầu lớn hơn về sữa và các sản phẩm khác từ sữa.

- Người tiêu dùng mong muốn nhiều hơn vào những sản phẩm cuối cùng của sữa có thể bảo quản lâu hơn. Để mà trong một tuần (7 ngày) người tiêu dùng có thể chỉ một lần đến mua sữa ở siêu thị.

- Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra rằng đối với quy trình hấp pasteur thì sau 14 ngày sữa có lượng tế bào thân ít hơn 250.000 có chất lượng cao hơn so với sữa có lượng tế bào thân lớn hơn 500.000. Các kết luận tương tự cũng được đưa ra khi chế biến sản phẩm sữa từ sữa có lượng tế bào thấp so với lượng tế bào cao. Tất yếu rằng sữa có chất lượng cao nhất sẽ được cung cấp cho người chế biến nếu như yêu cầu của người tiêu dùng được đặt ra.

- Ảnh hưởng của viêm vú lâm sàng đối với thành phần sữa và chất lượng chế biến sữa được đưa ra ở bảng sau:

1. Lactose (tốt) giảm 5-20%
2. Tổng số protein (tốt) hơi giảm
3. Casein (tốt) giảm 6-18%
4. Globulin miễn dịch (tồi) tăng
5. Chất rắn không béo (tốt) giảm 8%
6. Tổng số chất rắn (tốt) giảm 3-12%
7. Chất béo (tốt) giảm 5-12%
8. Lipit (tồi) tăng mùi khiết
9. Natri (tồi) tăng
10. Chlo (tồi) tăng
11. Canxi (tốt) giảm
12. Phospho (tốt) giảm
13. Kali (tốt) giảm
14. Khoáng chất (tồi) tăng ít
15. Bơ (tốt) giảm sự đông vốn, độ béo và sản lượng
16. Ổn định nhiệt độ (tốt) thấp đi

Viêm vú lâm sàng đã dẫn đến kết quả là có sự tăng lên các thành phần không mong muốn và giảm đi các thành phần mong muốn của sữa khi chúng ta đang cố gắng tạo ra sản phẩm sữa có chất lượng cao.

Những điểm cần ghi nhớ:

- Các chủ traị phải trả trung bình khoảng 180 đô la cho mỗi bò bị viêm vú/năm.

- Khoảng 70-80% sự thiệt hại là do viêm vú cận lâm sàng.

- Các đàn bò với số lượng tế bào thân 400.000 sẽ thiệt hại 456 kg (1.200 pound) sữa mỗi năm. Sự thiệt hại này còn lớn hơn ở bò có số lượng tế bào thân cao hơn.

- Hấp pasteur sữa có lượng tế bào thân ít hơn 250.000 sẽ có kết quả hơn sữa có lượng tế bào thân lớn hơn 500.000

4. Các phương pháp kiểm tra viêm vú

a. Kiểm tra đặc tính lý học

Kiểm tra đặc tính lý học tốt nhất là trên bầu vú cạn sữa, ngay sau khi cho sữa. Kiểm tra bầu vú để tìm ra các núm vú cứng, sưng và nóng do viêm vú cấp tính, các núm vú méo mó với các mô sẹo là biểu hiện của sự thiệt hại vĩnh viễn.

b. Kiểm tra những giọt sữa đầu tiên

- Sữa đầu phải được kiểm tra trong suốt thời kỳ chuẩn bị cho sữa. Quá trình này được ví như là sự kiểm tra ban đầu (forestripping). Phương pháp này cho phép tìm ra sữa không bình thường có biểu hiện bệnh lý được giữ trong các thùng sữa và có biểu hiện viêm vú cần được chú ý. Sữa không bình thường có biểu hiện mất màu, tạo váng, lổn nhổn và có thể loãng. Sự loại bỏ những giọt sữa đầu cũng có tác dụng kích thích cơ chế tiết sữa.

- Cách truyền thống, kiểm tra sữa đầu bằng cách sử dụng các cốc (strip cụp) hay đĩa (strip plate). Tiến trình này được kiểm tra ở phòng vắt sữa. Các cốc kiểm tra chỉ được sử dụng khi đã sạch và đã làm vệ sinh mỗi lần vắt sữa.

- Phòng vắt sữa thì nên nhà phải được dội sạch, sữa đầu có thể vắt ra nền bằng cách dùng một tấm đen đặt lên trên nền và vắt sữa lên trên đó để tăng tiến trình kiểm tra sữa. Quá trình kiểm tra sữa thường làm dây các sữa có nhiễm bệnh lên các núm vú, bầu vú và dây vào các cốc kiểm tra do người vắt sữa, vì vậy bầu vú, núm vú và các cốc vắt sữa phải được rửa ngay lập tức. Theo thường lệ sữa không được lây lan từ núm vú đến núm vú, từ bò đến bò.

c. Phương pháp thử viêm vú Califomia (CMT)

- CMT và các phép thử tương tự để ước tính lượng tế bào thân trong sữa, sự ước tính này sẽ được ghi vào bàng số lượng tế bào thân theo điểm.

Lượng tế bào thân có xu hướng tăng trong thời gian tiết sữa và vẫn giữ số lượng cao trong nhiều giờ sau đó, kể cả ở những núm vú không bị bệnh. Vậy ta chỉ nên thực hiện các test trước khi vắt sữa (ngay sau khi kích thích bò tiết sữa bằng cách loại bỏ sữa đầu) CMT phản ứng với chất có mặt trong tế bào thân ở sữa nhờ các gel. Các phản ứng sẽ được ghi ở mức độ 0. T, 1, 2, 3 theo lượng gel khi ta trộn sữa với chất gây phản ứng theo bảng sau:

Điểm Đánh giá
0 Không phản ứng
T Phản ứng nhẹ
1 Phản ứng nhẹ TB
2 Phản ứng TB
3 Phản ứng mạnh

- Nhiều chủ trang trại yêu cầu sử dụng hệ thống ghi điểm đơn giản hơn theo bảng bên:

Điểm Đánh giá
N (âm tính) Không phản ứng
S (nghi ngờ) Phản ứng ít
P (dương tính) Phản ứng rõ rệt

- Các nghiên cứu cho thấy rằng phản ứng CMT tương đương với lượng tế bào thân trong sữa theo bảng sau:

Điểm Đánh giá
0 100.000
T 300.000
1 900.000
2 2.700.000
3 8.100.000

- Kết quả kiểm tra ở mỗi bò phải được ghi lại để tham khảo sau này. Khi ta ghi lại như vậy và cùng với các lần ta có thể tìm ra các trường hợp nhiễm bệnh cận lâm sàng, các trường hợp nhiễm bệnh cận lâm sàng này ta sẽ không biết trước cho tới khi bệnh nặng hơn. Các tế bào có trong sữa

là các tế bào bạch cầu đi vào bầu vú qua máu. Số lượng TBBC tăng lên là do nhiễm bệnh viêm vú hoặc do các tổn thương cơ học.

- Sự tập trung tế bào thân cao trong sữa (> 200.000 Tb/ml) là dấu hiệu không bình thường của bầu vú. CMT sẽ không xác định được một cách chính xác là bò nào cần được điều trị bởi vì chỉ 60% bò với lượng tế bào thân > 500.000/ml thực sự nhiễm bệnh viêm vú.

II. Đê Bò Không Bị Cước Chân

- Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trân, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

- Nhận biết bệnh cước chân: đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới a bị hoại tử từng đám cỏ chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh: thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.

Trị bệnh: nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng dừng giã nhỏ hòa rượu xoa bóp hàng ngày.

Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.

Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị. Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 – 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7 – 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7-8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P. Vitamin B1: 2-3 mg/kg P, Vitamin C: 3-5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5-7 ngày cho khỏi bệnh.

III. Phòng Chống Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Dịch lở mồm, long móng đã xuất hiện với hàng nghìn con trâu, bò và lợn bị nhiễm bệnh. Lở mồm, long móng là loại bệnh hết sức nguy hiểm, lây lan nhanh, do đó các vùng có dịch cần xử lý triệt để theo hướng dẫn của thú y.

1. Tìm hiểu về bệnh lở mồm long móng

- Bệnh lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiểm cấp tính, lây lan nhanh do loại virus ARN nhỏ nhất, thuộc họ Picornaviridea, giống Aphthovirus gây ra. Đây là một loại virus hướng thượng bì, có đặc điểm sốt và xuất hiện mụn nước ở miệng, chân và đầu vú. Thời gian ủ bệnh của virus thường kéo dài ba đến tám ngày, khi nhiễm bệnh con vật lên cơn sốt cao (40-41 độ C), ủ rũ, bò ăn, ở những con đang cho sữa thì lượng sữa sẽ giảm đột ngột, thậm chí nhiều con bị mất sữa.

- Đến ngày hôm sau, mụn nước bắt đầu xuất hiện ở chân (kẽ móng, quanh gờ móng và bướu gót chân), niêm mạc (lưỡi, lợi, môi, chân răng) và đầu vú. Lúc đầu mụn nước rất nhỏ, đường kính một đến hai cm, sau đó phát triển to lên nhanh chóng, nổi lên trên bề mặt có màu trắng, các mụn này có thể kết hợp lại với nhau. Tiếp theo mụn sẽ bị vỡ chảy ra dịch màu vàng rơm tạo nên các vết loét thô sâu ở miệng con vật. Khi bị bệnh con vật ít ăn, hoặc bỏ hẳn ăn, đi lại khó khăn, nhẹ thì mất sức kéo, nặng có thể dẫn đến chết với tỷ lệ lên đến 60% đối với những loại gia súc nhỏ.

2. Cơ chế lây lan bệnh

- Lở mồm, long móng chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa. Sự lây lan giữa bò và lợn phát sinh qua không khí là chính, lợn bị nhiễm bệnh có khả năng tập trung virus lớn hơn 100 – 1.000 lần so với trâu, bò, thời gian tồn tại của virus trong không khí cũng rất dài. Virus có thể sống sót bên ngoài cơ thể con vật nếu không chịu tác động bởi nhiệt độ cao hoặc thay đổi độ pH. Nhiệt độ ở mức 64 – 65 độ C virus sống được 30 phút, ở 70 độ C thời gian sống của virus là 15 phút và ở nhiệt độ 80 độ C virus tồn tại được 3 phút. Trong thịt đông lạnh virus sống được trong một thời gian dài và truyền từ nơi này sang nơi khác do vận chuyển các chất thải từ lò mổ hoặc từ quần áo, xe cộ, thậm chí trong điều kiện mát, ẩm, virus có thể lây truyền đi theo chiều gió rất xa.

- Ở lợn đường nhạy cảm nhất là hô hấp, tại đây virus được nhân lên rất nhiều trong phổi nhưng sự lây lan của bệnh chỉ trong nhóm lây qua miệng. Ở bò virus thường tồn tại ở mũi, họng, tuyến vị, virus sống trong các mô bào này từ ba đến bảy tuần. Nguy hiểm hơn virus có sức lây lan rất mạnh đến ngay cả mặt nạ, khẩu trang cũng không hạn chế được virus xâm nhập.

3. Cách phòng bệnh

Khi thấy xuất hiện bệnh phải tổ chứ khoanh vùng để dập ngay lập tức, tiến hành cô lập những vùng có dịch, nghiêm cấm vận chuyển gia súc đã mắc bệnh đi nơi khác…phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:

Đối với nơi đã xảy ra dịch:

- Thực hiện tích cực việc bao vây dập tắc ổ dịch bằng mọi biện pháp. Xử lý triệt để gia súc mắc bệnh bằng cách tiêu diệt hoàn toàn tránh lây lan ra diện rộng, có thể đem gia súc đi chôn cất ở nơi xa dân cư hoặc thiêu đốt.

- Cách ly triệt để đàn gia súc khi số lượng nhiễm bệnh quá nhiều.

- Tiêu độc hàng ngày đối với chuồng nuôi, chất thải và mọi môi giới truyền bệnh kể cả các phương tiện đi lại bằng nước vôi đặc 10 – 20%, vôi bột hoặc xút 2%, formon 2%, crezin 5%.

- Tiêm phòng khẩn cấp cho những động vật dễ bị lây nhiễm bằng cách tie6mm phòng bao vậy từ phía ngoài vào tâm ổ dịch.

Đối với nơi chưa có dịch:

Tuy chưa nhiễm bệnh, nhưng tại các vùng này phải thực hiện mạnh các biện pháp sau:

- Cần phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán, tốt nhất là thực hiện chẩn đoán định kỳ ngăn ngừa bệnh từ xa.

- Thực hiện cách ly nghiêm ngặt động vật có biểu hiện triệu chứng lở mồm, long móng và những con được chăn nuôi cùng. Ngăn chặn mọi môi giới truyền bệnh, tăng cường theo dõi, chăm sóc đàn vật nuôi trong vùng dịch.

- Tiêu độc định kỳ môi trường, nơi liên quan đến chăn nuôi động vật, nhất là vùng ổ dịch cũ hoặc nơi mới phát sinh để tiêu diệt mầm bệnh.

- Xử lý vệ sinh thú y triệt để các phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vận dụng (quần, áo) và nước uống.

Phương pháp chữa bệnh:

- Ở miệng: dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím với liều lượng 0,1% hoặc nước quá chua (chanh, khế…) bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho gia súc ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.

- Móng: rửa sạch, dùng các loại kháng sinh mỡ, cồn iốt, thuốc nam như lá bàng, lá phèn đen, thanh xoan, lá trầu không…chống nhiễm trùng, kích thích lên da non, chống ruồi muỗi.

- Ở vú: thường xuyên vắt cạn sữa, sát trùng mụn loét bằng dung dịch sát trùng, nếu bị nặng dùng thêm các kháng sinh Penicillin, Streptomyxin…để tiêm.

IV. Chữa Lở Mồm Long Móng Cho Bò Bằng Thuốc Nam

Trâu, bò và đặc biệt là đối với trâu, bò nuôi thả rông thường bị các bệnh về chăn móng nói riêng và các bệnh khác nói chung trong mùa đông giá lạnh. Chữa bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò dù bằng phương pháp Tây y hay Đông y cũng chủ yếu là chữa triệu chứng vì đây là loại bệnh do virus gây nên. Mục đích chữa trị là giúp vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của con vật.

Chữa miệng

Tốt nhất rửa miệng trâu, bò bị bệnh bằng nước các loại quả chua thông thường dễ kiếm như: khế, chanh, quất, me…giã nát các loại quả trên, hòa với chút muối. Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm. Ngày 2-3 lần, liên tục trong 4-5 ngày. Có thể dùng bã chanh, múi khế cho trâu, bò nhai. Tuyệt đối không đươc chà xát vào vết thương vì dễ làm bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh chóng.

Chữa mòng

Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối, 1 lít nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu không, chè tươi) có cho thêm chút muối. Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than xoan trộn với dầu lạc. Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.

Phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát. Khử trùng chuồng trại định kỳ 10-12 ngày/lần bằng các loại thuốc khử trùng diệt virus thời gian dài như: Virkon (han-Iodine 10%) Oxidan-Tca…Chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò chu đáo để nâng cao sức đề kháng.

V. Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ

1. Nguyên nhân mắc bệnh: vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra bò chướng hơi vì mắc một số bệnh khác như: viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đến giảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài. Bò bị viêm hầu, họng sưng không nhai được thức ăn tồn đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ.

2. Triệu chứng: bò đang ăn bình thường hay đứng ở chuồng, phần hõm hông phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng. Khi gõ có tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. Bò thở khó, thở nhanh, đi lại khó khăn, mắt trợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong.

3. Điều trị: cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch:

a. Dung dịch thuốc tím: 1 gr/1lit nước, uống 3-5 lít.

b. Nước dưa chua: 3-5 lít.

c. Bia hơi: 3-5 lít

- Dùng biện pháp cơ học, lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để gây ợ hơi ra ngoài.

- Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái làm tăng nhu động của dạ cỏ.

- Nếu có điều kiện gần trạm thú y hay có dụng cụ và thuốc thú y:

+ Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Mazê Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng.

+ Tiêm Strychnin B1 20ml/con

+ Tiêm Dilocarpin 1% 10-15ml/con

+ Hoặc dùng: Magiêsi sulphate 100gr

+ Muối ăn 50gr

+ Thuốc tím 2gr

- Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày.

- Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước cho uống 2 lần cách nhau 2-3 giờ.

- Khi đã dùng tất cả các biện pháp không khỏi, thấy bò vẫn căng hơi có khả năng nguy hiểm (tử vong) thì phải chọc thủng hông trái để cho hơi ra ngoài. Dùng Tracart, cây trúc nhỏ chọc thẳng vào hõm hông trái nơi căng nhất. Khi chọc dùng nhón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây choáng bò sẽ chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn. Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng dùng:

1. Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng

2. Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng

3. Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng

Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi bò ăn nhiều cỏ non nên trộn thêm ít rơm khô. Bò mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao, không cho bê nhỏ bú sữa bò mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho bê uống ngay không để lâu.


Kỹ Thuật Cho Bò Sinh Sản Kỹ Thuật Cho Bò Sinh Sản Kỹ Thuật Sử Dụng Urê Cho Bò Sữa Kỹ Thuật Sử Dụng Urê Cho Bò Sữa