Nuôi bò Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa

Author NCN, publish date Monday. January 11th, 2016

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa

1/ Nuôi bò cái có chửa 3 tháng đầu:

Cho bò cái chửa 3 tháng đầu ăn theo khẩu phần quy định.

Cho ăn rơm cỏ tại chuồng trước lúc chăn thả buổi sáng, tránh thay đổi thức ăn đột ngột, không xua đuổi khi chăn thả, không dùng thuốc sát trùng, thuốc kích thích cho bò trong giai đoạn này.

Đảm bảo đủ tiêu chuẩn khẩu phần ăn và nước uống.

2/ Nuôi bò cái chửa từ 4 - 7 tháng:

Để thai phát triển tốt cần cho bò chửa thức ăn giàu Protit, thức ăn tinh, muối, chất khoáng đầy đủ, cho thêm cỏ tươi vào buổi chiều tối.

Cho ăn thức ăn tinh trộn thêm ít muối.

Không chăn thả ở bãi quá xa, không cho ăn thức ăn ôi mốc để bảo vệ bào thai.

3/ Nuôi bò cái chửa trước khi đẻ 2 tháng:

Bò thường hay sảy thai vào giai đoạn này vì những lý do khác nhau.

Do đó, không nhốt chung bò sắp đẻ với bò khác, bò chửa được nhốt ở chuồng riêng.

Không tiêm thuốc kích thích và tiêm phòng vaccin vào thời điểm này.

Chăn thả tại bãi chăn gần chuồng có thảm cỏ tốt, bãi chăn bằng phẳng, cho ăn thức ăn tươi ngon, dễ tiêu.

Trước khi đẻ 7 – 10 ngày cho bò ở tại chuồng riêng chờ đẻ và tiến hành trực bò đẻ cả ngày và đêm, ăn uống đầy đủ, cho đi lại tại sân chơi hoặc tại ô chuồng nhốt.

4/ Nuôi dưỡng, chăm sóc bò cái đẻ:

Cho bò ở chỗ tĩnh lặng, sạch sẽ và theo dõi giám sát cẩn thận.

Chuẩn bị đủ thức ăn, rơm độn chuồng và theo dõi sát ngày chửa, ngày đẻ của từng con, cử người chăm sóc chu đáo đảm bảo tỷ lệ bê đẻ ra nuôi sống cao, bò mẹ sau khi đẻ mau lại sức.

Tắm chải, rửa sạch sẽ các phần cơ thể bò.

a/ Vật tư đỡ đẻ:

- Nước muối 10% hoặc thuốc tím 2%.

- Cồn iode hoặc cồn 750C.

- Xà phòng, khăn vải sạch, rơm khô, cỏ.

- Thuốc thú y cần thiết khi phải can thiệp Oxytocin, Vitamin C, Becomplex.

b/ Phương pháp đỡ đẻ:

- Sát trùng tay bằng cồn, tắm rửa bò sạch sẽ, nhất là phần mông và âm hộ.

- Kiểm tra xem thai thuận hay nghịch.

+ Thai thuận: Đầu và 2 chân trước hướng ra ngoài, mọi tư thế khác đều gọi là thai nghịch...

Ta phải sửa lại tư thế thai hay chuẩn bị để có thể can thiệp kịp thời.

Cần có người trực đỡ đẻ và xử lý khi bò chuyển dạ đẻ.

Trước khi đẻ, bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài.

Nếu bò mẹ yếu, ta phải kéo thai đúng lúc bò rặn mới kéo) hoặc chích cho mỗi con Oxytocin để kích thích bò rặn.

Và khi thai ra dùng nước ấm pha 10% muối hoặc thuốc tím để rửa vú, âm hộ và phần mông bò cái.

Bình thường sau 1 - 2 giờ bò đẻ xong.

Nếu bò không tự đẻ được thì báo ngay cho thú y can thiệp trong trường hợp đẻ khó.

Phải theo dõi để lấy nhau thai, nếu sau khi đẻ 6 - 12 giờ mà nhau không ra thì phải báo ngay cho cán bộ thú y can thiệp.

Bò đẻ xong dùng bock bơm dung dịch hoặc thuốc tím 2% rửa cơ quan sinh dục khoảng 3 – 4 lần/ngày trong vài ngày đầu.

Chuồng bò đẻ và chuồng bê phải luôn quét dọn và tẩy uế khô ráo, sạch sẽ.

Nửa giờ sau khi đẻ, cho bò cái uống nước ấm pha muối và cám (cứ 10 lít nước + lkg cám + 50g muối).

Sau khi bò đẻ l giờ cần vắt sữa đầu cho bê bú, chú ý chỉ vắt đủ cho bê uống (bú), không nên vắt kiệt.

Vắt 3 - 5 lần/ngày.

Cần theo dõi sức khỏe bò đẻ một cách cẩn thận: dịch chảy ra, bầu vú, âm hộ, nếu có gì khác biệt cần báo cho thú y ngay.


Tầm quan trọng của sữa non đối với bê Tầm quan trọng của sữa non đối với… Bệnh nấm da lông ở bò sữa - Nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh nấm da lông ở bò sữa -…