Nuôi bò Phương pháp dựng chuồng trại nuôi bò hiệu quả và một số yêu cầu kĩ thuật cần thiết

Phương pháp dựng chuồng trại nuôi bò hiệu quả và một số yêu cầu kĩ thuật cần thiết

Author NCN, publish date Friday. February 19th, 2016

Phương pháp dựng chuồng trại nuôi bò hiệu quả và một số yêu cầu kĩ thuật cần thiết

1. Kĩ thuật chung:

– Chọn vị trí xây chuồng thích hợp (cao ráo, thoáng…)

– Hướng chuồng: Theo hướng Nam hoặc Đông Nam.

Đảm bảo mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

– Kiểu chuồng: nuôi với qui mô nhỏ nên dùng kiểu chuồng một mái.

– Tiêu chuẩn diện tích:

Bảng 1: Diện tích chỗ đứng và diện tích xây dựng của bò thịt



– Nền chuồng: Có thể xây bằng gạch đá, xi măng hoặc đúc nhiều tấm xi măng rồi ghép lại (những tấm xi măng này phải chắc).

Nền chuồng có độ dốc 1,2 – 1,5%.

Rãnh thoát nước tiểu có độ dốc 0,2 – 0,5%.

– Máng ăn, máng uống: lòng máng trơn láng tiện cho việc quét dọn ở bên trong.

Đáy máng phải cao hơn mặt nền 0,2m.

Máng uống có thể bố trí ở phía ngoài để gia súc đi lại uống nước, có thể dùng một phần của máng ăn để làm máng uống.

Bảng 2: Kích thước xây dựng máng ăn cho bò thịt.



2. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với chuồng nuôi:

– Nền chuồng:

Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa không thể tràn vào chuồng.

Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê tông, bảo đảm là không được gồ ghề, nhưng cũng không trơn trượt.

Nếu làm bằng bê tông thì bề mặt phải rạch khía hay đánh nhám để tránh cho bò bị trượt ngã.

Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý (khoảng 2,5-3,0%), thoai thoải hướng về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa chuồng.

Trước khi lát hay láng nền chuồng cần lưu ý đầm nện nền chuồng thật kỹ, đặc biệt là phần rãnh thoát nước, để cho nền chuồng không bị nứt lún và chiều sâu của rãnh không bị thay đổi trong quá trình sử dụng.

– Mái che chuồng:

Có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng, tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá.

Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ.

Mái chuồng có độ cao tối thiểu 3m và độ dốc từ 330 đến 450 để dễ thoát nước và chìa ra khỏi tường vừa phải, tránh nước mưa hắt vào tường, vào chuồng nuôi.

– Máng ăn:

Tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông.

Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn.

Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng.

Máng xây dọc theo lối đi cho bò ăn, mỗi bò có 60-75cm chiều dài máng.

Chiều rộng 60-70cm.Thành máng phía trong (phía bò ăn) cao 25cm phía ngoài cao 50cm.

Cũng có thể không cần xây máng ăn mà cho bò ăn ngay trên lối đi.

– Máng uống:

Bố trí máng uống giữa hai chỗ đứng của hai con bò.

Nếu nuôi thả tự do thì cứ 8 con bò xây 01 máng uống.

Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải, để bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.

Trong điều kiện chăn nuôi trang trại và nếu có điều kiện, nên dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ tháp chứa dẫn tới.

Cũng có thể lợi dụng nguyên tắc bình thông nhau để xây máng uống bán tự động: nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước.

Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng.

Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống.

Nước từ bể chảy đến máng và do mực nước hạ nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại.

– Đường đi cho ăn trong chuồng:

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại (vị trí, kiểu chuồng…), phương thức chăn nuôi và phương thức, phương tiện vận chuyển thức ăn cho bò mà bố trí đường đi cho ăn trong chuồng cũng như chiều rộng của nó.

Nếu là kiểu chuồng một dãy thì có một đường đi cho ăn phía trước máng ăn.

Đối với kiểu chuồng hai dãy, đường đi cho ăn ở giữa hoặc bố trí hai đường đi cho ăn kề hai dãy trước máng ăn.

Nếu chỉ nuôi số lượng ít và chuyển thức ăn vào chuồng hoàn toàn thủ công thì chiều rộng đường đi khoảng 1,2-1,4m.

Trong trường hợp nuôi nhiều bò thịt, theo quy mô trang trại, thường phải dùng các phương tiện để vận chuyển thức ăn vào chuồng.

Khi đó, bố trí đường đi rộng 1,4-1,6m (nếu dùng xe cải tiến để vận chuyển thức ăn) hoặc rộng 1,6-1,8m (nếu dùng xe bò kéo) và 2,2-2,4m (nếu dùng máy kéo).

– Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu:

Được bố trí chạy dọc theo chuồng, phía sau chỗ bò đứng.

Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao vừa đủ lọt xẻng to (22- 25cm).

Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2-3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng.

Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu được nối với hệ thống cống thoát nước, bảo đảm tiêu thoát dễ dàng đến nơi chứa.


Một số rối loạn sinh sản thường gặp ở bò Một số rối loạn sinh sản thường gặp… Thuốc nam chữa hội chứng thấp khớp của gia súc Thuốc nam chữa hội chứng thấp khớp của…