Tiếp sức nông dân phát triển sản xuất
Cán bộ Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân hướng dẫn các học viên cách tiêm phòng cho gà.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã khai giảng 38 lớp nghề cho 1.178 học viên; trong đó, có 5 lớp đã hoàn thành với 162 học viên được cấp chứng chỉ nghề, 100% học viên đạt kết quả khá và giỏi.
Không chỉ mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, trung tâm còn liên kết với Trường Trung cấp nghề Hội Nông dân Việt Nam mở 4 lớp trung cấp kỹ thuật thú y cho gần 200 học viên.
Các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành “bác sỹ thú y” của gia đình hoặc làng xã, góp phần phòng trừ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Đây còn là các tuyên truyền viên tích cực, giúp đỡ nhiều người trong thôn, xóm cùng áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt một cách an toàn, hiệu quả, tạo tiền đề xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.
Các cấp hội cũng rất coi trọng việc hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân gắn việc học nghề với tạo việc làm, phát triển sản xuất bằng nghề đã học.
Những năm qua, các cấp hội đã triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân SXKD bằng việc phối hợp với các ngân hàng tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn; cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, trang thiết bị; liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hội Nông dân tỉnh tổ chức nâng cao kiến thức, kỹ năng về kinh tế tập thể cho hội viên nông dân
Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nuôi 10-30 con lợn/lứa, thậm chí, hàng trăm con mỗi lứa; hàng trăm, hàng ngàn con gà/lứa...
Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) có 26 hộ tham gia, trung bình 200 con/hộ/lứa, có hộ 800 con; tổ nhóm nuôi hươu ở Đức Long (Đức Thọ) có 14 hộ, quy mô 5-12 con/hộ; Sơn Giang (Hương Sơn) có 17 hộ/nhóm, quy mô 3-10 con/hộ...
Đặc biệt, năm 2014, BTV Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng mô hình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (20-25 con/lứa/hộ) tại 5 xã của huyện Vũ Quang (Hương Quang, Hương Thọ, Hương Minh, Đức Lĩnh và Sơn Thọ).
Kết quả, có 47 hộ tham gia và đã hình thành được 5 tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết; sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi lứa, người dân thu hơn 350.000 đồng/con.
Hiện nay, mô hình này tiếp tục được phát huy và nhân rộng ở tất cả các huyện, thị, thành.
Các hoạt động của hội góp phần nâng tổng số HTX toàn tỉnh hiện nay lên 443, 874 tổ hợp tác và 7.920 mô hình thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, đồng thời, tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh cho biết, thời gian tới, BTV Tỉnh hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, tập huấn KHKT và dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây, con… tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, chú trọng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, thực hiện tốt Kết luận 61 về đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao