Tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra
Chất lượng cá tra giống là yếu tố quan trọng giúp giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng thịt, từ đó góp phần phát triển bền vững ngành cá tra. Do đó, nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng cá tra giống cho nhu cầu sản xuất của người nuôi là vấn đề cần thiết hiện nay.
Trong ảnh: Ương cá tra giống ở An Giang Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Tiếp tục tăng trưởng
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả nuôi cá tra năm 2016 đạt 5.050 ha, bằng 99% kế hoạch. Sản lượng thu hoạch ước 1,15 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch. Ước tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so năm 2015. Dựa vào tình hình phát triển hiện tại, Tổng cục Thủy sản đã đề ra năm 2017, dự kiến diện tích nuôi cá tra giữ ở mức dưới 5.500 ha với sản lượng hơn 1,15 triệu tấn, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD.
Trong khi đó, con giống của toàn vùng ĐBSCL năm 2016 là 108 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra, 1.856 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng cá bột sản xuất ước khoảng 16,5 tỷ con, tập trung tại các địa phương trọng điểm về sản xuất giống như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... Đặc biệt, hiện nay giá cá tra giống đã tăng 10.000 đồng/kg so cuối năm 2016. Tại tỉnh Đồng Tháp, các hộ sản xuất cá giống cho biết, giá cá giống loại 28 - 30 con/kg đã tăng lên khoảng 36.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so thời điểm trước Tết. Còn tại Cần Thơ, giá cá tra giống loại 50 con/kg có giá hơn 1.000 đồng/con, tăng gần gấp đôi so các năm trước; loại 30 - 32 con/kg có giá hơn 1.500 đồng/con. Nguyên nhân giá cá tra giống tăng được cho là do sau nhiều năm bị thua lỗ, người nuôi cá giống ở ĐBSCL đã thu hẹp diện tích, chính điều này đã đẩy giá cá giống lên cao. Một nguyên nhân khác là mùa sinh sản của cá tra đã kết thúc nên cũng góp phần làm tăng giá cá giống…
Như vậy, nhìn vào những kết quả trên có thể nhận định rằng, ngành cá tra nước ta đang có những tín hiệu phát triển khả quan trong năm nay. Và yếu tố cần để thúc đẩy sự phát triển chính là việc tiếp tục nâng cao chất lượng con giống một cách ổn định có quy mô để thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của ngành cá tra.
Cần nhiều giải pháp
Để đạt được kế hoạch đề ra, ngành cá tra giống cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, gồm các nội dung chính phải thực hiện như: Cần chỉ đạo quyết liệt trong việc tập trung nâng cao chất lượng giống cá tra; Tiếp tục đánh giá chất lượng, hoàn thiện và chuyển giao đàn cá tra chọn giống của Bộ cho các địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn như GAP. Đồng thời, mở rộng việc áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản VietGAP trong nuôi cá tra. Sản xuất cá tra giống phải theo quy hoạch, cần chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng. Trong đó, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp nuôi ương giống, các hộ nhỏ lẻ với các cơ quan chức năng của Nhà nước, viện, trường để được chuyển giao kỹ thuật, trao dồi kinh nghiệm sản xuất để mang đến cho thị trường nguồn giống tốt, sạch bệnh và chất lượng cao. Mặc khác, đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ nông dân thành hợp tác xã, tổ hợp tác để làm nền tảng, tạo đầu mối cho liên kết dọc với các nhà máy chế biến, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, nhằm đảm bảo cho các hộ nuôi và doanh nghiệp trụ vững với con cá tra. Hơn nữa, để thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường, người nuôi cá tra giống cần thay đổi tư duy nhận thức trong sản xuất, tức là phải chuyển sang ương dưỡng theo hướng sạch, bền vững, hạn chế sử dụng kháng sinh và phải bắt kịp việc áp dụng công nghệ cao có hiệu quả vào sản xuất.
>> Việc gắn kết giữa “4 nhà” trong sản xuất con giống là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo được chất lượn cũng như, gắn kết ổn định đầu ra lâu dài cho người nuôi.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao