Tìm giải pháp chống hạn và phát triển bền vững cây công nghiệp
Hội thảo do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức ngày 29/3 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, doanh nghiệp đại diện các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phát triển cây cà phê, hồ tiêu, điều ở các vùng chuyên canh.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả tái canh 5 ha cà phê vối, bà Lương Thị Mơ, Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty TNHH MTV cà phê-ca cao Tháng 10 (Krông Pắk, Đắk Lắk) cho biết, Công ty đã áp dụng chế độ tưới vào mùa khô như sau: Trung bình lượng nước tưới mỗi gốc là 72 lít; mỗi cây tưới 2 giờ, tương đương mỗi phút tưới 60 - 70ml, chu kỳ tưới 10 ngày. Tổng lượng nước tưới toàn mùa khoảng 799 m3/ha.
Với chế độ tưới như vậy, tổng chi phí tưới nước là 3 triệu đồng/ha/năm, giảm 2 triệu đồng so với tưới truyền thống. Đồng thời, nước ít bị thất thoát do bốc hơi, lãng phí do chảy tràn lan ra ngoài tán cây cà phê.
Còn ông Vũ Đình Nội, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi tập trung vào hệ thống cây che bóng, chắn gió phù hợp với sinh lý cây cà phê. Tại công ty ông, hệ thống cây che bóng, chắn gió được lựa chọn là cây muồng đen có đặc điểm bộ rễ ăn sâu, không tranh chấp nước và dinh dưỡng với cây cà phê.
Muồng đen được thiết kế trồng xung quanh lô cách đầu mỗi cây cà phê 1,5m, trong lô thiết kế 8 hàng cà phê 1 hàng muồng đen phù hợp khi bố trí béc tưới phun mưa cho cà phê.
Hệ thống muồng đen được bố trí trên mỗi lô như vậy nên toàn bộ vườn cà phê của Công ty được che bóng hợp lý, chắn gió tốt, hạn chế bốc hơi nước của vườn cây và giảm số lần tưới nước cà phê, rất thích hợp với mùa khô Tây Nguyên.
Các đại biểu dự hội thảo cũng đưa ra nhiều ý kiến khác trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê như: Không nên bố trí trồng cà phê trên nền đất xấu, độ dốc cao, tầng đất canh tác mỏng, dễ ngập nước hoặc khó khăn về nguồn nước tưới; hệ thống cây che bóng chắn gió phải được bố trí trồng đầy đủ; việc đầu tư thâm canh không lạm dụng phân bón hóa học mà phải có kết hợp phân hữu cơ, tận dụng xác bã thực vật…
Cũng theo một số đại biểu, do hạn hán xảy ra thường xuyên ở Tây Nguyên, các cơ quan chức năng cần có có những chủ trương và giải pháp về thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao