Mô hình kinh tế Tôn vinh những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo

Tôn vinh những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo

Author Tiến Vui, publish date Wednesday. December 23rd, 2015

Tôn vinh những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo

Tham dự buổi giao lưu có Phó Chủ tịch Thường trực BCH Hội NDVN  Hà Phúc Mịch; các Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều cùng đại diện  hơn 300 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tham dự hội nghị nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5.

Gương mặt đầu tiên tham dự giao lưu là  chị Trần Thị Hòe ở Thôn Trung Sơn, xã Suổi Nghệ, huyện Châu Đốc (Bà Rịa- Vũng Tàu) - một  nông dân từ năm 2002 đến nay luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và TW.

Chị đã có nhiều đóng góp cho xã hội, tạo việc làm cũng như hỗ trợ vay vốn không lãi suất cho các hộ nghèo.

Chị Hòe được biết đến với mô hình sản xuất  tiểu thủ công nghiệp với việc sản xuất, chế tạo ra những nông cụ như máy xạ hành, gieo hạt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 Trao đổi tại buổi giao lưu chị Hòe cho biết: “Năm 1990 gia đình tôi mở lò rèn, sản xuất nông cụ .

Đến năm 1996, được Hội ND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hỗ trợ cho vay số vốn 2 triệu đồng, cùng với số vốn của gia đình để mở rộng quy mô, mua 1 mô tơ và sắt thép để sản xuất.

Ngoài ra gia đình tôi tự chế được máy dập sắt 4 mã lực, tăng năng suất 10 lần so với làm thủ công…”.

Chị cho biết thêm: Vợ chồng chị tiếp tục nghiên cứu, tự sáng chế thêm 2 máy dập sắt tân tiến hơn và 1 bể trui sắt thép để sản xuất nông cụ với mẫu mã đa dạng.

Hầu hết các sản phậm được tạo ra đều có chất lượng cao tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Nhờ đó doanh thu của gia đình chị tăng dần qua các năm, tính riêng năm 2011 đạt trên 1,2 tỷ đồng.

Nếu như chi Hòe rất thành công với việc sản xuất ra những nông cụ hữu ích trên đồng ruộng thì anh Yon Niê ởBuôn Sút, Thị trấn  Ea Pôk, huyện Cư Magar, Đắk Lắk lại là người biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Với mô hình trồng cà phê và cao su trên đất Tây Nguyên.

Tổng thu nhập hàng năm của gia đình anh hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng.

Tại buổi giao lưu anh đã bật mí kinh nghiệm:  Một trong những khâu quan trọng tạo nên thành công của anh chính là việc áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất.

Với 6 ha trồng cà phê của gia đình nhờ áp dụng khoa học vào sản xuất.

Tham gia các chương trình khuyến nông do Hội Nông dân huyện Cư Mgar và Thị trấn Ea Pôk, trạm khuyến nông tập huấn về thâm canh tăng năng xuất, tạo tán tỉa cảnh trong mùa mưa, rong chặt cây che bóng, bón phân cân đối và hợp lý, sử dụng phân NPK phân chuyên dùng cho cây cà phê kết hợp với phân hữu cơ ủ từ phế phẩm nông nghiệp, phòng trừ dịch hại tổng hợp thường xuyên đã mang lại  cho anh 27,5 tấn cà phê nhân.

Sau khi trừ chi phí sản xuất, thu được 500 triệu đồng.

Gương nông dân tiểu biểu thứ ba  trong buổi giao lưu  là anh Trần Ngọc Hiếu ở Xã Thuỵ Duyên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình – một nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đưa các con đặc sản vào nuôi thử nghiệm trong trang trại của mình.

Hiện nay anh đã có trang trại cá sấu khá lớn, anh cho hay: “Năm 2010 trang trại của tôi đã cung ứng cho thị trường hàng trăm tấn thịt cá sấu giống, hàng ngàn bộ da cá sấu, đem về doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Năm 2011, chúng tôi đã ký bản ghi nhớ hợp tác cá sấu Trung – Việt với Công ty TNHH XNK Loang Doanh, Bắc Kinh và xuất được gần 10 chuyến cá sấu sang Trung Quốc, mỗi chuyến hơn 15 tấn cá sấu thịt, mở ra một thị trường xuất khẩu cá sấu nước ngọt đầy hứa hẹn”.

Theo anh, “chìa khóa” để thành công trong việc sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ đổi mới  “Người nông dân phải sáng tạo, tích cực dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong việc tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất của mình.

Ngoài ra, phải nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, thông tin thị trường và thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt phải coi trọng chất lượng sản phẩm tạo uy tín cho khách hàng; Ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm; xây dựng thương hiệu ổn định cho đầu ra của sản phẩm…”.

 Ở ấp Vĩnh An, xã Bình Giã, huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) bà con nông dân nơi đây quen gọi anh Nguyễn Đình Tường với cái tên trìu mến là “lão nông sáng tạo”.

Từ những mảnh sắt vụn phế thải, qua bàn tay kheo léo của anh đã trở thành những loại máy móc hữu ích phục vụ nông nghiệp.

Những loại máy móc này không những giúp gia đình anh Tường làm giàu mà còn giúp bà con nông dân giải phóng sức người và bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Tại buổi giao lưu, anh Tường tâm sự:

“Ban đầu cũng hết sức khó khăn, vất vả vì điện 3 pha tại cơ sở của anh chưa có, nên anh phải di chuyển cỗ máy có trọng lượng gần nửa tấn từ nhà máy xay lúa này đến nhà máy xay lúa khác để xin ép thử nghiệm trấu ra củi.

Có những lúc các con anh chán nản định bỏ cuộc, nhưng với ý chí quyết tâm, anh đã động viên các con kiên trì, cố gắng.

Mấy nhà máy xay xát trong xã cũng phiền trách cha con anh, vì mỗi lần máy chạy thử thì khói mù trời mù đất, gia đình họ chịu không nổi.

Tới lúc ra được khúc củi đầu tiên, tôi mừng lắm.

”Anh Tường cho biết, giá một chiếc máy ép củi trấu là 50 triệu đồng.

Theo tính toán, dùng máy ép trấu thành củi để dùng trong các lò nung gạch cao cấp chi phí sẽ giảm hơn từ 2-3 lần so với dùng than đá.

Hơn nữa, sản phẩm máy ép trấu thành củi ra đời đã góp phần hạn chế việc phá rừng lấy củi; tận dụng được phế phẩm nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

Hiện sản phẩm củi trấu đang được Nhà máy gạch ngói Mỹ Xuân và một số nhà máy sản xuất gạch ngói, hải sản, nông sản trong nước sử dụng làm nguồn nhiên liệu để nung gạch và sấy khô nông, hải sản.

Không dừng lại đó, sản phẩm máy ép trấu thành củi của anh Tường còn được xuất khẩu qua Đức, Hàn Quốc, Lào…

Một trong những nhà nông sáng tạo nữa  mà chúng ta được gặp gỡ tại buổi giao lưu đó là anh Đinh Văn Giang ở xã Sông Khoai, Quảng Yên (Quảng Ninh) với giải pháp sáng tạo máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Sông Khoai vốn là xã thuần nông, bà con tập trung chăn nuôi, trồng trọt với quy mô ngày càng lớn.

Có hộ gia đình làm kinh tế theo mô hình VAC, đào hàng ha ao đầm, nuôi hàng trăm con lợn.

Để phục vụ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản là điều khá vất vả anh Giang nghĩ đến việc phải làm ra một chiếc máy có thể giúp bà con chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không mất nhiều công sức, thời gian.

Sau một thời gian nghiên cứu, anh đã chế tạo thành công chiếc máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

Theo anh ưu điểm của chiếc máy là có thể tận dụng triệt để nhiều loại rau dành cho gia súc, thủy sản như cây chuối, bèo tây, ngô, rau muống.

Đặc biệt, chiếc máy có thể tận dụng triệt để loại cây năn lác – loại cây cỏ mọc hoang hóa làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông nhiều đoạn sông lạch ở Sông Khoai để làm thức ăn chăn nuôi.

Những năm qua, anh đã chế tạo nhiều chiếc máy đủ loại lớn, nhỏ phục vụ bà con trong, ngoài xã.

 Trao đổi tại buổi phỏng vấn Phó Chủ tịch Hội NDVN  Nguyễn Duy Lượng cho biết :

“Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội thiết thực, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương thức sản xuất, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo động lực thúc đẩy hàng triệu hộ nông dân tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ phong trào đó đã xuất hiện nhiều điển hình nông dân, những tập thể có nhiều thành tích xuất sắc cần được biểu dương, vinh danh và nhân rộng”.

 


Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Nuôi dúi, may túi đựng tiền Nuôi dúi, may túi đựng tiền