Vì sao người Hàn Quốc thích ăn bạch tuộc Việt Nam?
Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường của quý 1/2016. Quý 1/2017, cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam.
Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu năm nay.
Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong quý 1/2017 đạt 40,1 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm 37% tỷ trọng, giảm 1% tỷ trọng so với quý 1/2016.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2017 đạt 26,2 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vasep cho biết, trong quý 1, giá trị xuất khẩu mực chiếm tỷ lệ 58,7% trong cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc, tăng so với mức 51,5% của cùng kỳ năm 2016. Cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều tăng trưởng dương, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm mực và bạch tuộc giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao