Tin nông nghiệp Vịt biển sẽ là vật nuôi tương lai ở các tỉnh bị xâm nhập mặn

Vịt biển sẽ là vật nuôi tương lai ở các tỉnh bị xâm nhập mặn

Author Nguyên Vỹ, publish date Saturday. November 11th, 2017

Vịt biển sẽ là vật nuôi tương lai ở các tỉnh bị xâm nhập mặn

Với đặc tính nổi bật có thể nuôi được ở nước ngọt, nước lợ, nước mặn, thậm chí nước nhiều phèn, vịt biển được hy vọng sẽ là vật nuôi cho các tỉnh ven biển đang bị đe dọa nghiêm trọng do xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu (BĐKH).

Giống vịt biển có đặc điểm nổi bật là sống được ở môi trường ngọt, lợ, mặn đều được.

Tại Hội nghị phát triển giống vịt biển phục vụ chăn nuôi thích ứng BĐKH Nam Bộ tại Long An ngày 8.11, TS. Dương Xuân Tuyển, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triến Chăn nuôi Gia cầm (VIGOVA) thuộc Phân viện chăn nuôi Nam Bộ (Viện chăn nuôi) cho biết sau 3 năm nghiên cứu và chuyển giao, vịt biển phát trưởng tương đối tốt.

“Giống vịt này được nhiều địa phương quan tâm sử dụng như một đối tượng để thích ứng với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Nhưng là giống mới, nên còn nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn cần được giải đáp”, TS. Tuyển nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An, giống vịt biển tương đối dễ nuôi, có thể tận dụng được các loại thức ăn ở địa phương để giảm chi phí, phù hợp với các điều kiện chăn nuôi nông hộ.

Kết quả phân tích cho thấy vịt biển có tỷ lệ protein trong cơ đùi và cơ ức cao hơn vịt siêu nạc.

Bà Châu kể, năm 2016 có 10 hộ nuôi đều có lãi. Trung bình mỗi lứa 1 hộ thu 97,7 triệu đồng, trừ chi phí gần 84 triệu, nông hộ còn lãi  khoảng 13,8 triệu. Với 800 con nuôi trong vòng 65-70 ngày, đây là mức thu nhập khá cho nông dân.

Năm 2017, do thị trường tiêu thụ không thuận lợi, giá bán trong các tháng đầu năm rất thấp, khoảng 32.000-36.000 đ/kg vịt hơi, nên nếu tính đầy đủ chi phí thì thực tế không có lãi.

Nhưng so với các hộ ngoài mô hình, các hộ trong dự án nuôi vịt biển vẫn có hiệu quả cao hơn nhờ tỷ lệ nuôi sống cao, lượng xuất chuồng cao và đồng đều, thu được một số sản phẩm phụ khác.

Vịt khi uống nước muối có độ mặn 10 – 15 phần ngàn có khả năng đào thải lượng muối, không gây tồn dư lượng muối trong cơ thể

“Loại trừ khía cạnh rủi ro vào những thời điểm giá cả không ổn định, việc bổ sung thêm vịt biển vào cơ cấu giống  có khả năng chịu nước mặn, nước lợ hoặc ở những vùng xâm nhập mặn giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi, do có thể nuôi được vịt quanh năm so với trước đây”, bà Châu chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện chăn nuôi, ngành chăn nuôi trong nước đang đối diện nhiều thách thức, mới đây nhất là cơn bão 12, biểu hiện của BĐKH. Việc nuôi vịt biển có thể coi là giải pháp tương lai ở các tỉnh bị xâm nhập mặn.

“Với vai trò đầu ngành, Viện ý thức nhiệm bám sát đề án tái cơ cấu. Vịt biển chính là là sản phẩm mới, đáng tự hào của Viện. Đến nay, giống này đã được chuyển giao cho các tỉnh phía Bắc, hầu khắp vùng ĐBSCL và huyện đảo Trường Sa. Tới đây, Viện sẽ tiếp tục hoàn thiện giống này để chuyển giao cho địa phương”. Ông Sơn cho biết.


Đáng nể 'lão nông' khiến nhãn Bắc chín vào mùa đông, giá gấp 2,5 lần chính vụ Đáng nể 'lão nông' khiến nhãn Bắc chín… Khởi nghiệp từ mô hình nuôi ếch Khởi nghiệp từ mô hình nuôi ếch