Tin thủy sản Xu hướng mới phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học

Xu hướng mới phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học

Author HP-Ngọc Bích, publish date Saturday. December 21st, 2019

Xu hướng mới phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học

Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang là xu hướng mới được nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL áp dụng, nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Vùng nuôi tôm bán thâm canh ở ĐBSCL. Ảnh: HP.

Ngày 15/11, Hội nghị Khoa học Thủy sản Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học”, do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Vemedim Corporation tổ chức.

Hội nghị nhằm cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật mới đi kèm công nghệ hóa phát triển toàn diện đối với an toàn sinh học.

Đặc biệt là sự tham gia và chia sẻ thông tin cốt lõi của các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh vi sinh trên tôm.

Bên cạnh đó, các chuyên đề tập trung thảo luận như: Quản lý độc tố trong ao nuôi tôm công nghệ nano nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm công nghệ 4.0. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh phân trắng, bệnh ký sinh trùng bệnh chậm lớn trên tôm.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: Nuôi tôm siêu thâm canh diện tích nuôi 90.000 ha nhưng năng suất gấp đôi. Xu hướng nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở ĐBSCL áp dụng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao nuôi; đồng thời cung cấp sản phẩm tôm sạch và an toàn cho thị trường.

Theo Bộ NN-PTNT, cả nước có trên 2.400 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất tôm giống tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm trên 736.000ha, sản lượng trên 762.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2019 dự kiến đạt 4,2 tỷ USD.


Vai trò của ánh sáng trong hệ thống nuôi tôm biofloc Vai trò của ánh sáng trong hệ thống… Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm