Nuôi bò Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

Author Trần Thị Nhung/CCTY Bình Dương, publish date Wednesday. April 4th, 2018

Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh phụ thuộc 02 yếu tố chính: thụ tinh thành công, duy trì sự mang thai và sinh được bê sống, khỏe mạnh. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sống sót của bê con, quan trọng nhất là tình trạng đẻ khó. Tùy thuộc vào mức độ và loại đẻ khó có thể dẫn đến tình trạng bê con suy yếu, bò mẹ tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là chết.

Hình 1: Khám thai bò qua trực tràng (Ảnh: Trần Thị Nhung)

Theo (Cafre., 2005) bất kỳ ca đẻ nào đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và thường do con bê lớn (chủ yếu là bê đực) hoặc ngôi thai bất thường. Theo Scott Norman, đẻ khó là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự sinh sản khó khăn. Việc sử dụng một hệ thống tính điểm cho quá trình sinh sản có thể giúp dự đoán khả năng sinh sản của bò mẹ.

Điểm đẻ bê

Mô tả

1 Không cần hỗ trợ
2 Hỗ trợ nhẹ: có sự hỗ trợ của 1 người nhưng không sử dụng lực cơ học
3 Hỗ trợ: có sự hỗ trợ của 2 người hoặc nhiều hơn
4 Khó: hỗ trợ bằng lực cơ học

Bảng hệ thống tính điểm đẻ khó của bò (Schuenemann., 2001)

Nguyên nhân gây đẻ khó trên bò:

+ Yếu tố ảnh hưởng tới kích thước và hình dạng của bê: trọng lượng sơ sinh, giống và khả năng di truyền của đực giống, tư thế và ngôi thai trong tử cung.

+ Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng của bò cái khi sinh đẻ: Diện tích khung xương chậu, tuổi và giống của bò cái, dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc.

Theo Scott Norman, ba nguyên nhân quan trọng nhất thường gây ra đẻ khó trên bò thịt được ghi nhận theo thứ tự giảm dần như sau: Bê quá to để lọt qua khung chậu của bò tơ (30 – 70%) > Bê đẻ ngược (20 – 45%) > Rặn đẻ không hiệu quả (rặn đẻ yếu) (10 – 20%).

Các phép đo vùng chậu đã không được chứng minh là tiêu chí lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả để giảm tỷ lệ đẻ khó trong đàn bò sinh sản. Thời gian mang thai có thể có ảnh hưởng gián tiếp đến đẻ khó. Thời gian mang thai tăng lên, trọng lượng sơ sinh tăng 0,14-0,36 kg mỗi ngày. Tuy nhiên, lựa chọn gia súc có trọng lượng sơ sinh độc lập với thời gian mang thai có tác dụng tương tự và là một phương pháp hiệu quả hơn để giảm tỷ lệ đẻ khó so với lựa chọn cho thời kỳ mang thai ngắn hơn. Bê đực lớn hơn bê cái lúc đẻ lên đến 3,5 kg. Thực tế, bê đực thường có thời gian mang thai dài hơn so với con cái.

Ngoài ra, tỷ lệ đẻ khó ở bò cái mang thai bê đực là gấp đôi bò mang thai bê cái. Tuổi và lứa đẻ của con mẹ: Tỷ lệ đẻ khó giảm khi tăng lứa đẻ của con mẹ do bò cái trưởng thành có kích thước cơ thể và vùng chậu lớn hơn so với bò hậu bị.

Kích thước và giống con cái: Kích thước cơ thể có liên quan với vùng chậu và kích thước vùng chậu xác định giới hạn về kích thước của bê có thể đi qua các ống sinh. Vì vậy, tỷ lệ đẻ khó không khác biệt đáng kể giữa con mẹ của giống bò thịt.

Chương trình dinh dưỡng: Bổ sung năng lượng trong giai đoạn 90-100 ngày trước khi đẻ đã được cho thấy để tăng trọng lượng sơ sinh, nhưng không có ảnh hưởng xấu đến đẻ. Hơn nữa, tỷ lệ đẻ khó thực sự giảm khi bò cái tiêu thụ một lượng vừa phải và năng lượng cao so với tiêu thụ năng lượng thấp. Lượng protein không đầy đủ trong quá trình mang thai cũng dẫn đến giảm sức sống bê, trì hoãn co tử cung, tăng khoảng thời gian để động dục và giảm tỷ lệ đậu thai sau đẻ. Tình trạng cơ thể của con cái có liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Bò cái thiếu dinh dưỡng, gầy còm sẽ gây khó đẻ. Tuy nhiên, bò ăn quá mức đến mức béo phì cũng sẽ dẫn đến đẻ khó, có thể là do một ống sinh chứa đầy chất béo và tăng ngôi thai bất thường.

Vận động: Tăng trương lực cơ ở bò hậu bị và bò cái có thể dẫn đến đẻ dễ dàng hơn. Vận động bắt buộc bao gồm đi bộ trên 1 dặm mỗi ngày trong 4 tuần trước khi đẻ đã được chứng minh để cải thiện tình trạng đẻ khó, nhất là đối với bò sinh sản lứa đầu, giảm sót nhau.

Mùa trong năm: Bê sinh vào mùa thu thường là nhẹ hơn vào mùa xuân. Điều này có thể được giải thích một phần do điều kiện dinh dưỡng và môi trường. Nhiệt độ mùa hè nóng có xu hướng giảm trọng lượng sơ sinh.

Tư thế bào thai: Khoảng 5% bê sinh là ở các vị trí bất thường, chẳng hạn như chân trước hoặc đầu quay trở lại, ngược, vị trí phía sau, nằm ngang hoặc xoay…

Hình 2: thay đổi cổ tử cung khi bò chuẩn bị sanh

Hình 3: Bò cái bắt đầu rặn đẻ

Hình 4: Tư thế thuận và nghịch của bò khi mang thai

Biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó

* Cố định gia súc: Cố định trên bàn mổ hoặc nền đất có lót rơm. Để bò nằm ngiêng bên trái.

* Vệ sinh, sát trùng vùng mổ: Cạo sạch và cắt lông vùng hõm hông bên trái và sát trùng bằng I-ốt sát trùng.

* Gây tê:

– Gây tê cục bộ (Novocain 3% liều 10ml tiêm vào xoang ngoài màng cứng tiêm vào giữa đốt sống hông cuối cùng và đốt sống khum đầu tiên).

– Xác định 3 điểm bên phải đối xứng với 3 vị trí gây tê mổ dạ cỏ (Điểm 1: Ở giữa gian sườn cuối cùng cách xương sống hông 4 ngón tay; Điểm 2: Nằm ở giữa sườn cuối và đốt hông đầu tiên; Điểm 3: Ở giữa đốt hông 1 và đốt hông 2). Sau đó tiêm vào 3 vị trí trên mỗi vị trí 10ml dd Novocain 3%.

– Ngoài ra gây tê thấm vào vùng dưới da vùng mổ dd Novocain 0,25% liều 250-300ml.

– Sau thời gian thuốc tê có tác dụng rồi mới tiến hành phẫu thuật.

* Các bước tiến hành:

– Mổ 1 đường thẳng dài 25-30cm chéo từ trên xuống dưới – trước ra sau giáp với đường thẳng kéo dài từ đầu sụn sườn thứ 10 tới vòng cung sụn sườn, cách sườn cuối cùng 5-7cm, cách mỏm sườn ngang của xương dống hông từ 10-15cm.

– Sau khi mổ đứt da, tiến hành mổ các lớp cơ thành bụng, tới phúc mạc thì dừng lại, dùng tay beo phúc mạc lên, lấy kéo cắt 1 lỗ cho 2 ngón tay lọt được vào xoang bụng nâng phúc mạc lên và mở rộng phúc mạc.

– Cho tay vào xoang bụng kéo sừng tử cung có chứa thai gần ra miệng vết mổ (chọn nơi không có núm nhau và ít mạch máu, trích 1 lỗ rồi đưa xông có rãnh qua vết mổ sừng tủ cung (chiều dài vết mổ sừng tử cung tùy thuộc vào khối lượng và kích thước của thai)

– Sau khi lấy thai ra khỏi tử cung, bóc hết nhau, rửa sạch tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, dung dịch Rivanol 0,3%.

– Cho thuốc kháng sinh vào tử cung, dùng chỉ tơ chắc để khâu tử cung: Niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung, cơ tử cung với cơ tử cung khâu vắt liên tục; khâu liên tục gấp mép cơ tử cung.

Trên đây là một số yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản


Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ… Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong sinh sản ở bò Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong sinh…