8 lời khuyên hữu ích lựa chọn chất béo trong khẩu phần gà thịt thương phẩm
Gà con không thể sử dụng hiệu quả các nguồn chất béo như gà trưởng thành. Bên cạnh đó, các nguồn chất béo và dầu cũng không cung cấp giá trị năng lượng giống nhau.
Dầu cọ là một nguồn chất béo có giá trị thấp ở các nước phương Tây, nhưng nó lại là nguyên liệu chủ lực ở những nước bản địa
Ngày nay, chúng ta có khá nhiều nguồn cung cấp chất béo thương mại dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm một trong hai loại là mỡ động vật (dạng cứng) hoặc các loại dầu (dạng lỏng). Ngoại trừ dầu dừa (dầu thực vật trong trạng thái rắn), tất cả các nguồn chất béo thực vật là dầu, trong khi các nguồn chất béo động vật là mỡ. Các loại dầu hydro hóa cũng ở dạng rắn, nhưng đây là nguồn chất béo đã qua xử lý, khác với những dạng thông thường là những sản phẩm chiết xuất sơ cấp. Tuy nhiên, hiện nay cũng có khá nhiều sản phẩm chất béo loại thải có sẵn. Trong thực tế, có rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau nhưng việc lựa chọn đúng nguồn chất béo có thể còn mơ hồ.
Vấn đề này không chỉ liên quan đến đặc tính chất lượng của từng loại sản phẩm, mà còn liên quan với sự tương tác của từng nguồn chất béo với vật nuôi, và ngay cả với những dưỡng chất khác trong khẩu phần. Thứ nhất, chúng ta biết rằng khả năng tiêu hóa chất béo và dầu ở gà con kém hơn, điều này có thể do khả năng sản xuất mật kém và/ hoặc do hiệu quả sử dụng; chúng ta có thể hiểu rõ vấn đề này khi có phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy hơn. Theo nguyên tắc chung, khả năng tiêu hóa năng lượng chất béo ở gà con dưới 10 ngày tuổi giảm khoảng 10%. Nói cách khác, chúng ta nên giảm xuống 10% năng lượng tiêu chuẩn của chất béo khi xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà thịt giai đoạn 1 (sau khi nở) để tính đến hiệu ứng này. Để giải quyết vấn đền này, nếu sử dụng dầu thực vật sẽ tốt hơn, vì chúng dễ tiêu hóa hơn so với mỡ động vật.
Những thông tin tóm tắt dưới đây trình bày về các nguồn chất béo và dầu thông dụng và ít phổ biến được sử dụng trong thức ăn của gà thịt thương phẩm, những thông tin rất thú vị nhưng cũng khá phức tạp ở khía cạnh dinh dưỡng.
1. Mỡ bò và mỡ heo
Mỡ bò và mỡ heo đã từng là nguồn cung chất béo chủ yếu trong tất cả các khẩu phần dinh dưỡng của gà thịt, nhưng việc sử dụng chúng hiện đang giảm vì nguồn cung dần khan hiếm và ít được ưa chuộng hơn. Cả hai loại mỡ này là chất béo bão hòa cao thường làm cho mỡ trong thân thịt cứng hơn, nhưng theo quan điểm hiện đại, chất béo bão hòa là những chất béo không có lợi và không được ưa chuộng. Vì khả năng tiêu hóa của mỡ kém hơn so với các nguồn chất béo thực vật, mỡ thường được sử dụng ở giai đoạn sau.
2. Mỡ gia cầm
Mặc dù bản thân là 1 chất béo bão hòa, việc kết hợp tái sử dụng mỡ gia cầm trong các hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp được xem là cách xử lý ít gây bất lợi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những mặt hạn chế của nó, ở những chất tích tụ, tạp nhiễm tích lũy vô hạn hòa tan trong chất béo, trừ khi có một quy trình xử lý, làm sạch rõ ràng. Ở phương diện khác, mỡ gia cầm có thể được xem như chất béo động vật trong cách thức sử dụng và tỷ lệ thu nhận. Điều cần lưu ý ở động vật dạ dày đơn, bao gồm gia cầm, có xu hướng tích trữ mỡ có chất lượng tương tự chất béo mà chúng được cho ăn. Do đó, thức ăn có chứa mỡ động vật cũng sẽ làm cho mỡ thân thịt cứng.
3. Bắp và dầu đậu nành
Ở đây chúng tôi nhóm lại tất cả các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật (trừ dầu dừa, chất béo đã bão hòa, có giá thành cao và ít được sử dụng trong chăn nuôi gà thịt). Dầu thực vật có khả năng tiêu hóa tốt hơn so với mỡ động vật và chúng là nguồn cung cấp chất béo ưa chuộng trong khẩu phần dinh dưỡng giai đoạn 1; đặc biệt trong khẩu phần tập ăn có giá trị dinh dưỡng cao giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh ở gia cầm ngay sau khi nở. Như đã đề cập ở trên, dầu thực vật có ảnh hưởng đến tính chất của mỡ thân thịt (giảm độ cứng), nhưng thành phần axit béo không bão hòa đa trong thịt gia cầm được ưa chuộng nhiều hơn – hoặc ít có những tác động bất lợi – so với các nguồn chất béo bão hòa. Dầu tinh khiết thậm chí còn tốt hơn, nhưng chúng có giá khá cao.
4. Cặn dầu
Đây là sản phẩm phụ còn lại sau quá trình lọc dầu. Cặn dầu có hàm lượng axit béo tự do và độ ẩm cao, và nó có thể được axit hóa – đây là những đặc tính không mong muốn đối với bất kỳ nguồn cung cấp chất béo nào vì nó làm tăng sự ôi, giảm khả năng tiêu hóa và có thể gây xói mòn thiết bị. Ưu thế lớn của cặn dầu là chi phí đầu tư thấp, và vì lý do này nên cặn dầu thường chỉ được tìm thấy trong khẩu phần ăn giai đoạn cuối của gà thịt ở độ tuổi gần xuất bán ra thị trường. Với quy trình kiểm soát chất lượng tốt, cặn dầu có thể sẽ là một nguồn năng lượng hữu hiệu cho thức ăn gà thịt.
5. Dầu mỡ từ nhà hàng
Dầu mỡ từ nhà hàng có thể là hỗn hợp của dầu và mỡ, bao gồm các chất béo bị đun quá nóng, bị đốt cháy và dầu mỡ tái chế. Ngày nay, dầu mỡ sử dụng ở nhà hàng chủ yếu gồm các loại dầu thực vật vì mỡ heo và mỡ bò không còn là sự lựa chọn thông dụng để chế biến các món ăn chiên xào. Một số nhà hàng sử dụng các loại dầu hydro hóa để bảo vệ dầu khỏi bị đun quá nóng, nhờ đó kéo dài thời gian tái sử dụng, nhưng điều này không được đánh giá là lý tưởng khi đề cập đến giá trị dinh dưỡng của chúng trong thức ăn chăn nuôi. Một lần nữa, đối với dầu mỡ tái chế từ nhà hàng, chất lượng là yếu tố hết sức quan trọng vì trong thành phần của nó có thể chứa những tạp chất, thức ăn thừa, thậm chí là dầu mỡ đã bị đốt cháy.
6. Dầu cọ và dầu dừa
Dầu cọ có độ bão hòa cao, trong khi dầu dừa hầu như bão hòa hoàn toàn. Giá thành của dầu cọ thấp hơn so với dầu dừa, và được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà thịt. Điều ngược lại khá đúng với dầu dừa, không chỉ ở giá thành không thôi, mà còn do những kết quả khác nhau khi bổ sung dầu dừa vào thức ăn cho gà thịt. Nói chung, dầu cọ phù hợp cho gà lớn. Bên cạnh đó, dầu dừa có thể phù hợp cho gà con hơn nhờ vào thành phần axit béo chuỗi trung bình có trong dầu dừa, không cần phải có sự can thiệp của mật để tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn chế.
7. Hỗn hợp phối trộn giữa mỡ động vật và dầu thực vật
Với những sản phẩm dạng này, các nguồn chất béo có chất lượng kém thường được trộn lẫn với nhau để ẩn đi những đặc tính không mong muốn. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể tìm thấy những hỗn hợp có chất lượng tốt, có thể mang đến những tác động hiệp đồng giữa hai nguồn cung cấp chất béo chính, và có giá thành phải chăng. Sự phối hợp chất béo chất lượng hợp lý sẽ cung cấp vừa đủ nguồn chất béo bão hòa để duy trì độ cứng cho mỡ thân thịt, ít dầu và ít bị oxy hóa – gia tăng sự hấp dẫn về mặt cảm quan và hạn sử dụng. Ngoài ra, một lượng axit béo chưa bão hòa ở mức độ vừa phải sẽ cân bằng thành phần axit béo bão hòa không mong muốn và mang lại hiệu quả tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt đối với gà con.
8. Nguồn chất béo cấu trúc
Dầu cá và dầu hạt lanh thường có giá thành quá cao để có thể sử dụng trong thức ăn cho gà thịt bình thường, nhưng chúng có thể trở thành một phần trong những hoạt động thương mại hướng đến thị trường tiêu thụ nguồn thịt giàu axit béo omega-3. Những axit béo này cũng có lợi cho gà thịt vì chúng thúc đẩy hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn. Tương tự như vậy, phức hợp axit linoleic (CLA) được chứng minh giúp chống lại bệnh tiểu đường và ung thư, và đây là động lực để sản xuất trứng giàu CLA và thịt gà giàu CLA. Những chất béo này cũng có một số vấn đề riêng khi được bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho vật nuôi và cần có phương thức tiếp cận hợp lý.
Một chủ đề rất phức tạ
Bài viết dẫn đầu này sơ lược về các nguồn cung cấp chất béo trong thức ăn của gà thịt về: lời giới thiệu mở đầu cho một chủ đề rất phức tạp, không chỉ nói về những khác biệt của nguồn gốc nguyên liệu, mà thậm chí quan trọng hơn nữa là về chất lượng – điều gì đó được nhắc đến ở đây khá nhẹ nhàng. Một nguồn chất béo có chất lượng tốt phù hợp với từng loại thức ăn sẽ mang đến những ưu thế hiệu suất, và điều ngược lại có thể đúng: sử dụng không đúng nguồn chất béo hoặc dầu có thể mang đến nhiều bất lợi hơn so với những dự tính tiết kiệm ban đầu từ việc giảm chi phí thức ăn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao