Mô hình kinh tế Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Publish date Tuesday. March 4th, 2014

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

Ở Việt Nam, bệnh trắng lá mía thấy xuất hiện đầu tiên ở các tỉnh phía Nam (Đồng Nai, Bình Thuận,…) vào năm 1996, cùng với trào lưu du nhập, phát triển ồ ạt của các giống mía ROC từ Đài Loan. Diện tích mía bị bệnh trắng lá gây hại ở tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận năm 1997 lên tới 2.000 ha. Giống bị hại nặng nhất ở thời điểm đó là ROC10.

Đến năm 1998, bằng phương pháp hiển vi điện tử, GS.TS Vũ Triệu Mân và CTV ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phát hiện các tiểu thể phytoplasma trong kính hiển vi điện tử JEOL 1010 ở độ phóng đại 24.000 lần và 40.000 lần với kích thước các thể plasma tương tự ở Đài Loan.

Năm 2013, bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase lồng (Nested-PCR), sử dụng cặp mồi chung P1/P7 và R16F2n/R16R2, TS. Trịnh Xuân Hoạt và CTV ở Viện Bảo vệ thực vật và Viện Nghiên cứu Mía đường đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh trắng lá mía ở phía Nam là do chủng phytoplasma thuộc nhóm phụ SCWL, nhóm 16SrXI. Chủng phytoplasma gây bệnh trắng lá mía có mức tương đồng 100% so với chủng phytoplasma gây bệnh trắng lá mía ở Thái Lan.

Tại thời điểm năm 1998, do không tìm thấy các loài côn trùng môi giới truyền bệnh như ở Đài Loan (loài rầy Matsumuratettix hiroglyphicus) nên các tác giả trên đã khẳng định là bệnh phytoplasma hại mía ở miền Nam chỉ truyền bệnh qua hom giống. Sau đó, căn bệnh này ít thấy xuất hiện trên diện rộng nữa (cùng với sự thoái trào của các giống ROC) nên phần nào đã bị lãng quên trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, trong 2-3 năm gần đây, cùng với sự du nhập và trồng phổ biến các giống mía Thái Lan ở các tỉnh phía Nam, bệnh trắng lá mía đang xuất hiện trở lại với phạm vi rộng hơn, tốc độ lây lan nhanh hơn và có thể gây thiệt hại lớn hơn. Hiện nay có thể thấy bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng mía nguyên liệu, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Chỉ tính riêng ở tỉnh Khánh Hòa đã có trên 1.160 ha mía bị nhiễm bệnh.

Sự xuất hiện trở lại của bệnh trắng lá mía ở các tỉnh phía Nam hiện nay cần được được các cơ quan chức năng, chuyên môn và doanh nghiệp mía đường quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa so với giai đoạn trước đây, nhất là sau khi chúng ta đã được chứng kiến sự gây hại nặng nề của bệnh chồi cỏ xanh, một bệnh phytoplsma khác trên cây mía, ở tỉnh Nghệ An.

Mặc dù mới bắt đầu xuất hiện rải rác từ năm 2005 tại vùng nguyên liệu của Công ty Liên doanh Mía đường Nghệ An Tate & Lyle, nhưng đến năm 2010, bệnh chồi cỏ xanh đã lan rộng trên diện tích gần 10.000 ha, với tỷ lệ bụi bị bệnh trung bình khoảng 10%. Hầu hết các giống mía đang trồng tại Nghệ An đều bị bệnh, kể các giống mía My55-14 mà các tác giả của Thái Lan cho rằng có khả năng kháng bệnh chồi cỏ xanh. Thiệt hại do bệnh chời cỏ xanh gây ra cho ngành mía đường tỉnh Nghệ An là rất lớn, ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Biện pháp quản lý

Cũng như các bệnh khác phytoplasma trên cây mía nói riêng, cây trồng nói chung (bệnh chổi rồng trên cây sắn,…), bệnh trắng lá mía rất khó kiểm soát và quản lý. Các biện pháp phòng trừ bệnh như xử lý hom bằng nước nóng (50obiện pháp hóa học (xử lý hom bằng thuốc kháng sinh tetracyline HCl hoặc ledermycin với nồng độ 500 ppm), biện pháp thủ công cơ giới (cắt, đào bỏ cây bệnh), cũng như biện pháp phòng trừ côn trùng môi giới (vector) truyền bệnh đều đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhưng cũng đều cho thấy hiệu quả quản lý bệnh không cao (như biện pháp hóa học, thủ công cơ giới), rất khó thực hiện (phòng trừ côn trùng môi giới) và ít khả thi (xử lý hom bằng nước nóng). Trong khi đó, việc chọn tạo các giống mía kháng bệnh cũng chưa đem lại kết quả nào đáng kể. C trong 2 giờ, 54oC trong 30 phút) hoặc bằng hơi nước nóng 54oC trong 2,5 giờ),

Để quản lý được bệnh trắng lá mía, tạm thời trước mắt chúng ta có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các biện pháp sau:

1. Mỗi đơn vị SX mía nguyên liệu cần thiết lập một hệ thống SX, nhân giống mía sạch bệnh 3 cấp (cơ bản, kiểm định và thương phẩm), có khả năng cung cấp đủ nhu cầu giống thương phẩm sạch bệnh để trồng mới hàng năm của đơn vị mình. Trong đó việc chẩn đoán sớm (nhanh nhạy và tốt nhất là bằng bộ kit chẩn đoán bệnh dựa trên kỹ thuật PCR) và loại trừ bệnh ở ngay giai đoạn sản xuất giống cơ bản là quan trọng nhất. Hiện nay Thái Lan cũng đang đi theo hướng này.

2. Trồng mía đúng thời vụ, tăng cường chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho cây mía sinh trưởng, phát triển, giúp nâng cao tính kháng bệnh của cây và hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên các lô ruộng đã bị nhiễm bệnh (nhưng với tỷ lệ bệnh còn thấp hoặc rất thấp).

Trong đó cần chú trọng nhất đến khâu tưới nước bổ sung trong mùa khô, lúc hạn hán và bón phân cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây mía. Biện pháp này tuy rất cũ, đơn giản nhưng lại là biện pháp có tính khả thi nhất và đang được áp dụng rộng rãi ở khắp các vùng mía ở Thái Lan, bởi với tính chất gây hại và đặc điểm của bệnh như đã nêu ở trên, chắc chắn chúng ta không thể loại trừ được hoàn toàn bệnh trắng lá trong SX mà buộc phải tìm cách “chung sống hòa bình” với nó.

Qua tổng kết thực tiễn kết quả quản lý bệnh trắng lá mía trong sản xuất đại trà ở Thái Lan cho thấy, chính nhờ áp dụng biện pháp này mà ngành mía đường Thái Lan tuy bị bệnh trắng lá mía gây hại từ khá lâu và khá phổ biến nhưng vẫn tăng trưởng đều, có hiệu quả sản xuất vẫn khá cao và ổn định.

3. Tăng cường tổ chức các lợp tập huấn cho nông dân trồng mía nhằm giải thích rõ tác hại của tập quán tự lấy hom từ ruộng mía thịt làm giống, nhất là những ruộng đã bị nhiễm bệnh trắng lá mía. Đồng thời ban hành quy định tất cả các ruộng trồng mới phải lấy giống từ các địa chỉ được chỉ định và khuyến cáo trong hệ thống nhân giống 3 cấp, nghiêm cấm nông dân tự lấy giống từ ruộng mía nguyên liệu.

4. Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phá hủy, không để lưu gốc toàn bộ những ruộng có tỷ lệ bụi bị hại > 20%.

5. Kiểm soát không cho phép lấy hom giống từ vùng bị bệnh đưa sang các vùng khác chưa bị bệnh.

6. Tiến hành đánh giá khả năng kháng bệnh trắng lá mía đối với tất cả các giống mía mới lai tạo trong nước hoặc nhập nội từ nước ngoài trước khi phóng thích vào sản xuất đại trà.

7. Hạn chế tối đa việc nhập khẩu giống ồ ạt với khối lượng lớn từ nước ngoài, đặc biệt là từ Thái Lan mà không tuân thủ đúng các quy định về kiểm dịch đối với việc xuất nhập khẩu giống mía của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc - FAO và Cơ quan Tài nguyên Di truyền thực vật Quốc tế - IBPGR (Technical guidelines for safe movement of sugarcane germplasm, 1993).

8. Trước mắt, khi chưa có kết luận cuối cùng về việc bệnh trắng lá mía có truyền qua con đường tiếp xúc hay không, cũng cần khuyến cáo nông dân nên khử trùng dao, dụng cụ canh tác mía bằng các hóa chất khử trùng như cồn, formatdehyd,... khi chuyển từ lô ruộng này sang lô ruộng khác để ngăn ngừa việc lây lan bệnh (nếu có), đặc biệt là khi thu hoạch mía giống.


Related news

ky-thuat-ve-sinh-sat-trung-chuong-trai Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát… ngu-dan-phu-yen-trung-lon-tom-hum-nhi Ngư Dân Phú Yên Trúng…