Tin thủy sản Chế tài xử phạt hành vi bơm tạp chất

Chế tài xử phạt hành vi bơm tạp chất

Author Anh Ngọc - Minh Phúc, publish date Thursday. September 14th, 2017

Khi nghi ngờ tôm có tạp chất người tiêu dùng cần kiên quyết không mua, không sử dụng, cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm...

Tôm có tạp chất: Cánh đuôi xòe

5. Làm gì khi phát hiện tôm tạp chất?

- Khi nghi ngờ tôm có tạp chất người tiêu dùng cần kiên quyết không mua, không sử dụng, cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm của các đối tượng tổ chức bơm chích, sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất hoặc khi phát hiện các cơ sở tổ chức bơm tạp chất vào tôm. Thông tin về người cung cấp thông tin sẽ được cơ quan chức năng giữ bí mật.

- Thông tin của các cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin về tôm tạp chất ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

* Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT, Địa chỉ: Số 2, Ngọc Hà, Hà Nội, Số điện thoại đường dây nóng: 08042526 hoặc 0917.808.113, email: thongtinvipham@mard.gov.vn.

* Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), địa chỉ: Số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội, ĐT: (024)37714192; 37714197 email: nafiqad@mard.govvn.

* Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản tại các địa phương (Thông tin của các chi cục xem thông tin trên website của NAFIQAD tại địa chỉ http://www.nafiqad.gov.vn/co-quan-dia-phuong_t221c289n71).

6. Các chế tài xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm về tạp chất

(Tóm tắt quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến tạp chất tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm)

- Điều 5, khoản 6, điểm c: “Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm”. (Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm nếu mức tiền phạt cao nhất thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm).

- Điều 16, khoản 5. “Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào”.

(Đối với hành vi vi phạm điểm d và đ nêu tại Điều trên: Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm nếu mức tiền phạt cao nhất thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm, bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoặc bị đình chỉ sản xuất)

- Các mức phạt tiền nêu trên được được quy định đối với hành vi vi phạm của cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức vi phạm sẽ được nhân đôi.


Related news

khanh-hoa-nhan-rong-nhieu-mo-hinh-khuyen-ngu Khánh Hòa Nhân rộng nhiều… nhan-biet-va-xu-ly-tom-tap-chat Nhận biết và xử lý…