Công trình đa lợi ích
Là tỉnh phát triển mạnh ngành chăn nuôi, sau 3 năm được hưởng lợi từ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), người chăn nuôi ở Bình Định đã thấy rõ hữu ích của các công trình khí sinh học (hầm biogas).
Họ nhận định đây là công trình đa lợi ích.
Bình Định là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển rất mạnh với đàn bò 270 ngàn con, đàn heo 760 ngàn con và đàn gia cầm trên 7 triệu con.
Chăn nuôi phát triển, yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra càng trở nên bức bách.
Từ khi được hưởng lợi từ dự án LCASP, ngành chăn nuôi Bình Định đã cơ bản giải quyết được vấn đề này.
Theo ông Đào Văn Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ dự án LCASP Bình Định, thực hiện dự án từ năm 2013 đến nay, Bình Định đã xây dựng được hơn 4.000 hầm biogas cho các hộ chăn nuôi nhỏ.
Qua xử lý vi khuẩn, hầm biogas đã mang lại lợi ích lớn.
Ông Nguyễn Đức Thành ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) cho biết, hầm biogas là công trình đa lợi ích, vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, người sử dụng còn được dùng chất đốt sạch.
Nông dân còn sử dụng bã thải bón ruộng, còn tốt hơn cả phân chuồng.
“Từ trước đến giờ, nông dân chỉ dùng phân bò làm phân chuồng bón cho cây trồng, không bao giờ dùng phân heo vì nghĩ rằng nó làm phát sinh rầy.
Bây giờ, phân heo đưa xuống hầm biogas, sau khi được phân giải, khi bón cho cây trồng không còn lo ngại gì”, ông Thành chia sẻ.
Ông Đào Văn Hùng giải thích thêm: “Khi đưa phân heo vào hầm biogas, vi khuẩn hiếm khí đều chết tiệt vì hầm biogas chỉ cho phép vi khuẩn yếm khí hoạt động.
Đến khi đưa phân heo từ hầm biogas ra ngoài môi trường, gặp không khí, vi khuẩn yếm khí lại bị tiêu diệt.
Do đó, phân heo từ hầm biogas đưa ra không còn loại vi khuẩn nào tồn tại, bón cho cây trồng rất tốt”.
Hiện người chăn nuôi ở Bình Định có sử dụng hầm biogas ngoài dùng khí thải trong đun nấu, còn biết tận dụng làm điện thắp sáng, chạy lò hấp, chạy máy nước nóng…Đồng thời dùng nước thải hầm biogas tưới cỏ, bắp để nâng cao hiệu quả cây trồng.
Ông Đào Văn Hùng cho biết thêm, qua điều tra tiềm năng, ngành chức năng nhận thấy nhu cầu xây dựng hầm biogas của người dân còn rất cao.
Theo kế hoạch, sau khi Bình Định hoàn thành kế hoạch được giao, BQL dự án các bon thấp Trung ương sẽ tiếp tục cho triển khai trên địa bàn Bình Định đến năm 2018 theo nhu cầu của địa phương.
Như vậy, người chăn nuôi trong tỉnh vẫn còn cơ hội được hưởng lợi từ LCASP.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao