Đưa nhanh thành tựu công nghệ về với vựa lúa
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu được xem là vựa lúa của cả nước, với nhiều đóng góp cho nông nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng phải đối mặt với nhiều thách thức, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình, và rất cần đến những hoạch định có tính chiến lược để vực dậy nền nông nghiệp.
Phát triển chưa xứng tầm
Theo nhận định của GS Võ Tòng Xuân, đến nay, nông nghiệp ĐBSCL chủ yếu vẫn là sản xuất và xuất khẩu thô, giá trị thấp. Nông dân còn sản xuất theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kế hoạch, thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Trong ảnh: Nhà nông ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: C.L
Về lâu dài phải có sự điều chỉnh căn cơ từ cơ cấu sản xuất, theo hướng phân bổ lại nguồn lực đầu tư phù hợp; gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả cao hơn cho người sản xuất và kinh doanh”. GS Võ Tòng Xuân
Thực tế, ĐBSCL đang trong thời kỳ hội nhập, các loại hàng hóa như lúa gạo, cây ăn quả, rau màu, các sản phẩm từ chăn nuôi và thủy sản phải cạnh tranh ngày càng gay gắt, vừa trên “sân nhà”, vừa trên “sân khách”.
Bên cạnh đó, tình trạng di dân diễn ra ngày một mạnh mẽ. PGS - TS Lê Thanh Sang - Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nam Bộ nhận định: “Nguồn lao động ở nông thôn đang có xu hướng giảm và lão hóa, do lao động trẻ ở nông thôn có trình độ học vấn có xu hướng rời bỏ nông thôn và lao động phổ thông đến làm việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng. Đây là cản trở lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL”.
Chú trọng nâng cao thu nhập nhà nông
Theo các chuyên gia và nhà quản lý ở ĐBSCL, trước những thách thức đặt ra, nền nông nghiệp ĐBSCL cần phải nhanh chóng vượt qua những “rào cản” của kinh tế tự nhiên, tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp sáng tạo toàn cầu.
GS Xuân cho rằng: Việc cần làm ngay lúc này là cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Trước hết, cần quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của nông dân; tăng cường mối liên kết 4 nhà theo những mô hình hợp tác kiểu mới. Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL, cần chú trọng giải quyết tốt vấn đề thu nhập của người nông dân.
Nói về biện pháp trọng tâm, PGS-TS Nguyễn Văn Sánh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, đề xuất: Phải có những hành động thiết thực cấu trúc lại nền nông nghiệp vùng ĐBSCL, bằng mọi cách đưa những thành tựu công nghệ vào sản xuất. Cây, con giống cần phải được tuyển chọn từ những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho thành phẩm nông, thủy sản cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để hướng nông nghiệp vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thì cần thay đổi những văn bản, chính sách chồng chéo, phải hướng đến chính sách tiếp cận thị trường lồng ghép với ứng phó biến đổi khí hậu.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao