Tin thủy sản Giảm khí amoniac khi vận chuyển cá giống

Giảm khí amoniac khi vận chuyển cá giống

Author Ban KHKT, publish date Friday. January 15th, 2021

Hỏi: Trước khi vận chuyển cá giống cần làm gì để giảm được lược khí amoniac (NH3) giúp tăng tỷ lệ sống cho cá? (Đào Quốc Tùng, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)

Trả lời:

Khí amoniac sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải của cá và các chất hữu cơ có sẵn trong nước bởi các vi sinh vật yếm khí. Vì vậy, khi cá thải phân ra ngoài thì các vi sinh vật này sẽ sử dụng ôxy trong nước để phân hủy chất thải, dẫn đến làm giảm nhanh lượng ôxy hòa tan trong nước; đồng thời làm tăng lượng khí amoniac, do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá khi vận chuyển.

Vì vậy, cần phải tìm cách giảm hàm lượng khí amoniac bằng cách ức chế hoạt động của các vi sinh vật yếm khí trong quá trình vận chuyển cá giống bằng cách: Phải dùng nước sạch khi vận chuyển cá giống. Trước khi vận chuyển cá phải “luyện cá” từ 1 – 2 ngày, tức là cho cá nhịn đói để hạn chế tối đa các chất thải của cá khi vận chuyển. Khi nhốt cá trong bồn hoặc túi vận chuyển phải có máy sục khí hoặc tạo dòng nước chảy nhẹ bằng máy bơm để tránh hiện tượng cá chết ngạt do thiếu ôxy.

Hỏi: Ao tròn chuẩn bị để nuôi TTCT cần đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật nào? (Hồ Đình Thi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)

Trả lời:

Ao nuôi có hình tròn, diện tích 500 – 2.000 m2, tốt nhất 500 – 1.000 m2. Chiều sâu của ao 2 – 2,2 m, chiều sâu mực nước 1,5 – 2 m, được trang bị máy quạt nước và máy tạo ôxy đáy. Đáy ao nên được lót bạt hoàn toàn hoặc được đổ xi măng. Ao nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống nhựa PVC đường kính miệng lớn để cấp, thoát nước. Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất thải ra ngoài; từ đó nước được hút sang hệ thống xử lý nước, rồi chảy lại vào ao nuôi. Như vậy ao có tính khép kín tốt, đồng thời tránh ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt là hệ thống chất thải ô nhiễm phần đáy dưới tác dụng của máy quạt nước, nước quay tròn, giúp tập trung chất thải vào chính giữa và thải liên tục ra ngoài. Ao lắng có diện tích bằng 30% so diện tích ao nuôi. Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ ấu trùng tôm, cua, còng… Nước trước khi vào ao nuôi cần được xử lý trong ao lắng bằng Clo, liều lượng 2 kg/1.000 m3 nước để khử trùng, quạt nước liên tục trong 1 ngày, rồi dùng tiếp BKC, liều lượng 2 lít/1.000 m3 nước, sau 2 ngày dùng vôi CaCO3 hòa tan, té xuống nước để ổn định pH, dùng EDTA, liều lượng 5 kg/1.000 m3 để khử kim loại nặng và ổn định độ kiềm. Sau đó lọc qua lưới có kích thước 80 micron, rồi hút nước vào ao nuôi.


Related news

vat-va-chong-ret-cho-tom-ca Vất vả chống rét cho… khai-pha-tiem-nang-nuoi-ca-long-tren-song Khai phá tiềm năng nuôi…