Tin thủy sản Hệ thống nuôi trồng thủy sản cho ăn tự động được công bố

Hệ thống nuôi trồng thủy sản cho ăn tự động được công bố

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Saturday. July 4th, 2020

Một hệ thống cho ăn tự động quyết định cho cá ăn khi nào và ăn bao nhiêu đã được CageEye công bố.

Bendik - giám đốc điều hành của CageEye tin rằng hệ thống cho ăn tự động sẽ cải thiện hiệu suất thức ăn ít nhất là 10 phần trăm. Ảnh: CageEye

Hệ thống CageEye kết hợp dữ liệu được thu thập từ các cảm biến thủy âm với dữ liệu sinh học và dữ liệu môi trường. Nó sử dụng các thuật toán thông minh và học máy để diễn giải và hành động theo các dữ liệu thu thập đươc.

Theo công ty, hệ thống này có thể cải thiện 10% hiệu suất cho ăn bằng cả hình thức giảm chất thải thức ăn và cải thiện sự tăng trưởng của cá.

"Hệ thống đưa ra quyết định của chính nó về việc khi nào cho cá ăn và cho cá ăn bao nhiêu dựa trên dữ liệu và phân tích khách quan về hành vi và sự thèm ăn của cá," theo ông Bendik - giám đốc điều hành của CageEye.

"Các cảm biến âm thanh quan sát chính xác hành vi của cá trong lồng, có nghĩa là công cụ quyết định dựa trên sự thèm ăn của cá sẽ biết chính xác khi nào cá đói và khi nào kết thúc bữa ăn. Điều này giúp máy cho ăn tự động am hiểu về cá. Vì vậy, hễ khi nào cá đói thì máy cho ăn tự động sẽ đáp ứng bằng cách cung cấp thức ăn."

Hệ thống CageEye nhận ra các dạng hành vi của cá và thuật toán thông minh cho phép nó đưa ra quyết định và điều chỉnh thời gian thực tế liên tục trong suốt mỗi bữa ăn để cho ăn một cách linh động.

"Cá hồi có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Mục tiêu là để đáp ứng sự thèm ăn của cá và nhận ra tiềm năng tăng trưởng mỗi ngày xuyên xuốt mỗi ngày của chu kỳ sản xuất và để làm điều này mà không làm lãng phí thức ăn. Bạn không muốn cho cá pôlăc (cá minh thái) đang bơi bên ngoài lồng chăn nuôi ăn những viên thức ăn mà bạn muốn biến đổi mỗi kilôgam thức ăn viên thành kilôgam cá hồi nhiều nhất có thể," Bendik nói.

Theo CageEye, các hệ thống tự động là tương lai của việc cho cá ăn trong lồng chăn nuôi. Máy tính thực hiện công việc còn người vận hành thì đang tương tác với máy tính.

"Những thiết bị cho ăn dưới sự vận hành của con người có camera dưới nước phải xử lý và phản hồi lượng lớn dữ liệu khi chúng (máy tính) diễn giải những thứ mà họ nhìn thấy trên màn hình máy tính của mình. Đồng thời, chúng phải đưa ra rất nhiều quyết định về thời điểm bắt đầu, thời điểm dừng hoặc điều chỉnh việc cho ăn. Mỗi ngày trong hơn 400 ngày liên tiếp," Bendik nói khi đề cập đến độ dài của thời gian trung bình dành cho cá hồi trong lồng biển.

"Sử dụng một camera dưới nước giống như nhìn qua lỗ khóa và cố gắng hiểu những gì đang xảy ra ở phía bên kia. Trong khi một camera nhìn thấy khoảng 1 - 3% của chiếc lồng thì chúng ta có thể quan sát được khoảng 70% của toàn bộ chiếc lồng."

"Cho cá hồi ăn là một việc phức tạp. Nó có một chút giống như chơi cờ vua; máy cho ăn phải phân tích các tình huống phức tạp, tính toán khi chúng đưa ra quyết định và tính toán thời gian hành động của chúng. Chúng phải đọc cảnh quan, phản ứng lại với các biện pháp đối phó và liên tục sửa đổi chiến lược của chúng. Một máy cho ăn tự động cho ăn từ 10 đến 12 lồng cùng một lúc, vì vậy theo một nghĩa nào đó, chúng đang chơi 12 ván cờ vua khác nhau trong cùng một thời điểm. Không một người nào có thể quan sát hàng triệu mẫu hàng giờ và đưa ra quyết định đúng đắn mỗi lần. Ngược lại, máy tính sẽ không bao giờ có một ngày tồi tệ, nó sẽ không bao giờ bị mất tập trung và nó sẽ không bao giờ mất thời gian nghỉ ngơi.

Những lợi ích chung

Cho ăn chính xác làm giảm lãng phí thức ăn, có nghĩa là người chăn nuôi không còn phải trả tiền cho thức ăn dư thừa bị biển cuốn trôi bất cứ khi nào thức ăn không được cá ăn hết nữa. Điều này góp phần vào tiết kiệm chi phí và giảm sử dụng tài nguyên.

Cá cũng được lợi tương tự như vậy. Học máy tạo điều kiện cho ăn theo nhu cầu của toàn bộ quần thể cá, mang lại lợi ích cho sức khỏe và phúc lợi của cá vì không có con cá nào sẽ bị đói và chúng sẽ không bao giờ phải cạnh tranh kiếm ăn. Điều này khuyến khích tất cả cá ăn tới lúc no, từ đó tăng tốc độ tăng trưởng của cá.

Do đó, người tiêu dùng được tiếp cận với chất đạm có giá cả phải chăng hơn, vì sự tăng trưởng của cá nhanh hơn dẫn đến chu kỳ sản xuất ngắn hơn. Điều này có nghĩa là những người chăn nuôi có thể tăng số chu kỳ sản xuất từ nay cho đến năm 2050 và có thể sản xuất nhiều bữa ăn hơn cho con người. Ngoài ra, rút ngắn thời gian trên biển làm giảm nguy cơ gây tử vong và bệnh tật, do đó có khả năng hy vọng sinh khối lớn hơn được thu hoạch trong một thời gian dài nhờ khả năng sống sót của cá tốt hơn.


Related news

ram-ro-la-bang-kho-than-duoc-cua-gioi-ca-canh-1-000dong-la Rầm rộ lá bàng khô… van-de-can-suy-nghi-lai-cho-nuoi-trong-thuy-san-toan-cau Vấn đề cần suy nghĩ…