Kinh tế Hậu Giang vững tiến
Đến nay, Hậu Giang đã thực hiện đạt và vượt 20 chỉ tiêu chủ yếu được đề ra ngay từ đầu năm.
Đáng nói là trong số 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch thì có nhiều chỉ tiêu thuộc nhóm kinh tế như tốc độ tăng trưởng vượt 0,5%; giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 57.612 tỉ đồng, vượt 1,25%;
Giá trị gia tăng bình quân đầu người vượt 2,26%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 14.328 tỉ đồng, vượt 2,34%; tổng thu ngân sách nhà nước được 6.496 tỉ đồng, vượt trên 18% dự toán HĐND tỉnh giao.
Qua đó, góp phần quan trọng hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà cho cả giai đoạn 2011-2015.
Những điểm nhấn trong năm cuối nhiệm kỳ
Có thể nói, trong năm kết thúc nhiệm kỳ 2015 này, Hậu Giang đã khẳng định được nhiều điểm nhấn nổi bật.
Trước hết, phải kể đến công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm.
Hiện, tỉnh đã có 12 xã NTM, nhất là thị xã Ngã Bảy được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM cấp huyện, được xem là đơn vị đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chưa kể, việc triển khai Đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tác động tích cực của cơ giới hóa nông nghiệp, cũng như hiệu quả từ hoạt động tín dụng đã giúp tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm nên nông dân canh tác có lời hơn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng thông tin rằng năm nay, tỉnh ta tạo nên nhiều tiếng tăm tốt.
Cụ thể, Hậu Giang là 1 trong số 16 tỉnh trên cả nước vinh dự được trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng, thu hút sự tham quan đặc biệt của lãnh đạo cấp cao Trung ương tại Hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng NTM vừa diễn ra ở Hà Nội.
Riêng chỉ tiêu NTM chung cả nước chỉ đạt có 14,5%, Hậu Giang đạt đến 22,2%; 11 đơn vị nông thôn mới cấp huyện, Hậu Giang có 1 đơn vị là thị xã Ngã Bảy; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 24,4 triệu đồng, tỉnh ta đạt 28 triệu đồng…
Bênh cạnh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã gây được tiếng vang lớn trên cả nước, năm nay, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn bước đầu phục hồi, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so cùng kỳ.
Theo đó, trong năm đã có 330 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn 1.650 tỉ đồng, tăng 80 doanh nghiệp so cùng kỳ; đồng thời cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án, tổng vốn là 49.631 tỉ đồng, tăng 6 dự án so cùng kỳ.
Quan trọng là thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn Masan, Công ty May Nhà Bè, Công ty Aqua One đầu tư hạ tầng nước sạch cho khu công nghiệp và trên địa bàn tỉnh…
Về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong năm đã tiếp và làm việc với 3 đoàn nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh.
Đó là Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Daegu-Gyeongbuk (Hàn Quốc) đến thảo luận một số dự án trạm bơm điện; hệ thống cung cấp nước sạch; sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị và công cụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và dự án sản xuất viên trấu nén, phân bón.
Công ty Creaview Pty Ltd (Úc) tìm hiểu khả năng ký kết hợp đồng mua bán gạo lâu dài.
Đoàn cán bộ huyện Gokseong, tỉnh Jeolla Nam (Hàn Quốc) khảo sát thị trường nông, thủy sản, giáo dục và du lịch.
Sẵn sàng năm khởi đầu giai đoạn mới
Vậy là năm 2015 sắp khép lại, năm khởi động giai đoạn 5 năm 2016-2020 sắp bắt đầu, với dự báo kinh tế trong tỉnh phát triển ổn định và tốc độ tăng trưởng cao hơn năm cuối của nhiệm kỳ này.
Khi mà hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh các nông sản chủ lực sẽ được cải thiện.
Tuy vậy, những khó khăn đối với tỉnh còn lớn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro do thiên tai, dịch bệnh tác động khó lường; nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; vốn đầu tư công không nhiều so với nhu cầu bức xúc của tỉnh nghèo; một số chính sách tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp chưa đồng bộ, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống của nhân dân.
Trên cơ sở các mục tiêu như duy trì, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng NTM; thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội; nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016, tỉnh đã xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội, với 19 chỉ tiêu chủ yếu.
Trong đó, có 7 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực kinh tế, kể cả các chỉ tiêu được điều chỉnh cho phù hợp với cách tính trong tình hình mới.
Chẳng hạn tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 6,6%; tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành đạt 23.915 tỉ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/người, tương đương 1.409 USD.
Từ đó, tỉnh đã đề ra 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cụ thể, với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên phát triển kinh tế.
Bao gồm: đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao giá trị, chất lượng sản xuất nông nghiệp, tập trung xây dựng NTM;
Phát triển công nghiệp - xây dựng, thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; phát triển thương mại, dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu; quản lý, sử dụng tài chính có hiệu quả, phát huy hệ thống tín dụng; mở rộng quan hệ đối ngoại và liên kết vùng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 mới đây, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương tập trung mọi nguồn lực cao nhất và hướng mọi suy nghĩ, hành động để hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2016;
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long 2016 tại Hậu Giang; tập trung hoàn chỉnh các đề án, kế hoạch cụ thể 4 chương trình hành động đến cấp cơ sở để sớm triển khai thực hiện cho chặt chẽ;
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để chăm lo phát triển kinh tế…
Related news
Tools

Phối trộn thức ăn chăn nuôi

Pha dung dịch thủy canh

Định mức cho tôm ăn

Phối trộn phân bón NPK

Xác định tỷ lệ tôm sống

Chuyển đổi đơn vị phân bón

Xác định công suất sục khí

Chuyển đổi đơn vị tôm

Tính diện tích nhà kính

Tính thể tích ao