Tôm thẻ chân trắng Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 1

Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 1

Author 2LUA.VN tổng hợp, publish date Thursday. September 17th, 2015

1. Chọn lựa vị trí và địa hình

-  Hầu hết các vùng đất ven biển là thích hợp cho nuôi tôm biển, tuy nhiên để tìm được vùng đất lý tưởng cho nuôi tôm là rất khó vì những vùng đất thuộc vùng khô cằn ven biển thường sẽ bị thiếu nước ngọt và độ mặn tăng cao do quá trình bốc hơi trong khi những vùng đất ven biển nơi có lượng mưa cao thì sẽ gặp vấn đề độ mặn xuống quá thấp hoặc mùa vụ nước ngọt kéo dài gây bất lợi cho nuôi tôm. Vì vậy, những vùng đất nội đồng nhiễm mặn lại là những vùng nuôi thích hợp cho độ mặn thấp.

-  Địa hình lý tưởng là những vùng đất phẳng và khoảng cách đến nguồn nước biển không được vượt quá 1Km và có cao trình phải cao hơn 1m so với mức thủy triều cao nhất nhưng không được vượt quá 10m so so với mức thủy triều cao nhất.

Ao xây dựng ở những vùng đất thấp hơn 1m so với  mức thủy triều cao nhất sẽ không tháo cạn được nước trong lúc triều cường trong khi ao xây dựng ở những vùng cao trình lớn hơn nhiều so với mức thủy triều cao nhất sẽ tốn kém năng lượng máy bơm và đẩy chi phí giá thành lên cao. Vì vậy, cao trình vừa phải là chọn lựa tốt nhất.

-  Vị trí trại phải tiếp cận được nguồn điện 3 pha, đường lộ lớn và gần các khu vực có thể mua sắm trang thiết bị cần thiết cho trại và nhân viên.

-  Trại không nằm quá xa vùng tôm giống, thời gian vận chuyển tôm giống về trại phải dưới 12 tiếng đồng hồ (tốt nhất dưới 3 tiếng đồng hồ) để đảm bảo chất lượng tốt nhất của tôm giống. 

-  Vị trí chọn lựa phải có cấu trúc đất thích hợp cho xây dựng ao, tránh các vùng đất dễ bị rò rỉ và dễ bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước xung quanh. Đặc điểm đất thích hợp cho xây dựng ao nuôi tôm phải đảm bảo:

    + Xây dựng bờ bao và bờ ao ít tốn kém nhất

+ Đảm bảo tăng trưởng tốt các loài tảo có lợi (tảo khuê)

+ Ít bị thất thoát nước nhất

+ Đất phải có hàm lượng sét tối thiểu để giảm thất thoát nước do rò rỉ.

+ Đất phải có hàm lượng hữu cơ thấp

+ pH đất nằm trong khoảng 5,5 đến 8,5

+ Tránh các vùng đất a xít sufate, đất rời, tơi xốp, đất hữu cơ, đất có kết cấu lỏng lẽo, đất mềm và dễ thấm,…là không thích hợp cho việc xây dựng ao tôm.

2. Nguồn nước cấp và chất lượng nước

-  Độ mặn thích hợp nhất cho nuôi tôm sú và tôm thẻ là 15 đến 25 phần ngàn (15-25 ppt). Lượng mưa và sự bốc hơi có ảnh hưởng đến biến động độ mặn. Trong mùa khô độ mặn quá cao sẽ giảm tốc độ tăng trưởng của tôm và gia tăng chi phí sản xuất.

-  pH nuôi tôm biển dao động trong khoảng 7,5 đến 8,5, tốt nhất là 7,8 đến 8,2.

-  Chất lượng nguồn nước ven bờ thường bị ảnh hưởng bởi đất a xít, các yếu tố chất đất và các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động xả thải của ngành công nghiệp, đô thị, nông nghiệp,…cần lưu ý để tránh xa tối đa các nguồn ô nhiễm càng tốt.

3. Thiết kế ao  

Hầu hết ao nuôi tôm thịt được thiết kế theo các tiêu chuẩn sau: -  Ao nuôi có diện tích xấp xỉ 1ha (ao nhỏ nhất 500m2, ao lớn nhất 2 ha)

-  Ao hình vuông có góc bo tròn – có 1 góc lát bê tông trên bờ nối với đường đi. Tránh xây dựng ao có góc “chết” sẽ làm giảm khả năng lưu chuyển nước.

-  Bờ ao có độ dốc 2 đến 2,5 : 1 (hệ số mái), có thể lót bạt được.

-  Các ổ điện 3 pha được kéo quanh ao nhằm đảm bảo hoạt động của máy quạt nước dễ dàng.

-  Đáy ao có độ dốc 1:100 hướng đến phần sâu nhất nơi có cống thoát (Hình 2).

Hình 1. Điển hình của thiết kế ao và vị trí ao nuôi tôm ở Úc

Chú thích:

alternative discharge point: vị trí thải nước chọn lựa khác; bioremediation: ao xử lý sinh học, settlement: ao lắng chất cặn của nước từ ao nuôi; recycle pump: bơm tái sử dụng nước sau khi khi xử lý sinh học; reservoir: ao lắng; drain: kênh thải nước ao nuôi; aqueduct: kênh cấp nước cho ao nuôi; intake pump: bơm nước từ bờ biển vào ao chứa; discharge point: thải nước sau khi đã lắng ở ao lắng.

Hình 2. Thiết kế công trình ao nuôi tôm

Chú thích:

drain harvest pad: cống thu hoạch; monk outlet: cống thoát; aqueduct: mương cấp; inlet filter sock: cống cấp nước; cầu ra ao; roadway: đường đi; drain: mương thải; HAT: đỉnh triều cao nhất.

Hình 3. Cống thoát của ao nuôi tôm

Chú thích:

filter screen: lưới lọc; lowest point of pond: điểm thấp nhất của đáy ao; walking plank: tấm ván làm đường đi bộ; outlet pipe: cống thoát (đường kính 600-800 cm), bottom of outlet pipe above HAT: đầu ra của cống thoát phải cao hơn đỉnh triều cao; concrete harvest pad: vị trí thu hoạch tôm được bê tông hóa.

4. Ao chứa và hệ thống mương cấp nước

-  Cần có ao chứa nước để lấy nước biển vào chứa với thời gian lắng thích hợp (ít nhất 3 tuần). Vì vậy diện tích ao chứa nước ít nhất là 10% tổng diện tích trại. Sau khi lắng nước và xử lý ở ao chứa, nước được lọc vào các mương cấp đế cấp nước cho ao nuôi.

-  Các cống cấp nước từ mương cấp vào ao nuôi phải được lắp đặt cao hơn bên trên mức nước ao nuôi để các lưới lọc nước được giữ khô sau khi lọc nước vào ao nuôi. Cống cấp nước vào ao nuôi phải có công suất cấp nước tối thiểu 100 lít/ha/giây để cấp nước nhanh và thay nước nhanh khi cần thiết.

Hình 4a. Lấy nước từ biển vào ao chứa

Hình 4b. Hệ thống bơm – bơm nước từ ao chứa vào mương cấp

Hình 5. Hệ thống mương cấp nước vào ao nuôi sau khi lấy nước từ ao chứa

5. Hệ thống mương thải và đường đi bộ

-  Hệ thống mương thải phải đủ rộng để thu nước thải trong quá trình thay nước và xả nước khi thu hoạch – cũng như thải nước từ mương thải vào ao lắng và ao xử lý sinh học. Vị trí thải của ao đủ rộng để đặt lồng khi thu hoạch cũng như dễ dàng tiếp cận đường đi bên trên khi nâng các giỏ tôm thu hoạch.

-  Bờ ao có thể được thì trồng cỏ (ở phần trên mặt nước) để giảm thiểu rò rỉ nước. Các bờ ao của các ao nên có độ cao như nhau để dễ dàng điều phối, quản lý nước.

6. Ao lắng và ao xử lý sinh học

-  Các chất thải rắn và dinh dưỡng hòa tan trong nước thải ao nuôi sau thu hoạch sẽ được đưa vào ao lắng (ao lắng thường phải có diện tích lớn (chiếm 30% tổng diện tích trại).

-  Sau khi nước thải được lắng cặn, phần nước mặt được đưa qua ao xử lý sinh học là nơi thả nuôi các loài cá đối hoặc cá măng, rong và hầu để xử lý sinh học nguồn nước nuôi cũng như tăng thu nhập thêm từ các loài sản xuất sinh học.

Hình 6. Ao xử lý sinh học

Chú thích:

intake pump: bơm nước bơm vào ao chứa; reservoir: ao chứa; aqueduct: mương cấp nước ao nuôi; settlement channel of treatment pond: kênh lắng của ao xử lý; recycle pump: bơm tuần hoàn tái sử dụng nước; bioremediation zone treatment: khu vực xử lý sinh học (bằng công nghệ nước chảy race-way).

 Tags: nuoi tom, tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, nuoi tom su


Related news

huong-dan-mot-so-bien-phap-ky-thuat-nuoi-tom-chan-trang-tham-canh-han-che-dich-benh Hướng dẫn một số biện… phat-trien-cong-nghe-sang-tao-nuoi-tom-trong-nha Phát triển công nghệ sáng…