Tôm thẻ chân trắng Phát triển công nghệ sáng tạo nuôi tôm trong nhà

Phát triển công nghệ sáng tạo nuôi tôm trong nhà

Publish date Thursday. September 17th, 2015

Sau đó Tiến sỹ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm nuôi trồng hải sản của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Texas, đã có một ý tưởng đơn giản nhưng đó là cuộc cách mạng nông nghiệp: Tại sao không xếp chồng các bể nước lên nhau để nuôi tôm ?

Và một khái niệm ra đời  "Nuôi siêu thâm canh bằng các hệ thống bể nước chảy xếp chồng lên nhau" một ý tưởng sáng tạo có thể sản xuất lên đến 1.000.000 pounds tôm hàng năm (1 pound bằng 0,453 kg) trên 0,4 ha diện tích mặt nước, so với 20.000 pounds sản xuất trong ao hay 50.000 pounds sản xuất trong các hệ thống nước chảy trước đây, Tiến sĩ Lawrence cho biết Công nghệ này hiện đã được sử dụng trong một cơ sở sản xuất.

Đối với Tiến sĩ Lawrence, ý tưởng "đơn giản" của việc chồng các bể lên nhau đạt hiệu quả nếu ông có thể tìm ra cách làm thế nào để làm cho chúng nhẹ hơn.

Ông nhớ lại những gì đã xảy ra tiếp theo: "Tôi đã đi đến các trường kỹ thuật. Tôi nói, 'OK, độ sâu tối đa của bể nuôi là những gì mà tôi cần, nó sẽ là kinh tế để xếp chồng các bể lên nhau ?

"Họ nói,' Ông không thể có được độ sâu hơn 12 inches nước (mỗi inch = 2,54 cm). Lý do là, trọng lượng tăng lên rất nhiều và Ông sẽ mất đi sự hỗ trợ cấu trúc khi xếp chồng các bể nuôi tôm lên nhau". 

Một năm sau, Tiến sĩ Lawrence đã tiến hành thí nghiệm nuôi tôm trong nước nông cạn đầu tiên của mình, Ông phát hiện tôm có thể phát triển trong độ sâu ít nhất là 4 inches nước. "Ông nói: "Đó là điều không thể tin nổi. Vì vậy, Ông đã dành 4-5 năm tiếp theo tiến hành thí nghiệm sau khi thí nghiệm, thử nghiệm nó theo nhiều cách khác nhau, để xác nhận với mình rằng cách tiếp cận này là kinh tế và có thể thực hiện được".

Cuối cùng, trong năm 2008, Ông đã đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống nuôi tôm bằng các bể nuôi hình chữ nhật xếp chồng lên nhau và được kiểm soát bằng máy tính, bể nuôi có độ sâu mức nước khoảng  6-8 inch nước, và xếp chồng lên nhau 7 lớp chiều cao.

Hiện nay Công ty sản xuất thủy hải sản Royal Caridea,  đã mua bản quyền công nghệ này và xây dựng cơ sở sản xuất trong năm 2012. Tiến sĩ Lawrence dự đoán rằng, trong thời gian tới, mỗi khu vực đô thị lớn sẽ có một trang trại tôm ở bên phải nó "và rằng sẽ không có lý do gì để phụ thuộc nhiều vào nguồn tôm nhập khẩu nữa".

Tags: nuoi tom, tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, nuoi tom trong nha


Related news

ky-thuat-nuoi-tom-su-cong-nghiep-cua-uc-phan-1 Kỹ thuật nuôi tôm sú… cac-van-de-cua-day-ao-nuoi-tom Các vấn đề của đáy…