Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng và chăm bón cây địa liền làm thuốc quý

Kỹ thuật trồng và chăm bón cây địa liền làm thuốc quý

Author Lương Ngọc (Tổng hợp), publish date Thursday. July 5th, 2018

Địa liền (sơn nại, tam nại) được sử dụng vào nhiều mục đích chữa bệnh như ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng, ho gà, tiêu chảy, đau dạ dày…

Cây địa liền con Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây địa liền. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây địa liền có thể là cây dễ trồng dễ sống và phát triển tốt trên nhiều nền đáy khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nhất nếu được trồng ở đất tơi xốp nhiều mùn, giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây địa liền. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Địa liền trồng bằng củ (thân ngầm ở dưới đất). Củ sau khi dỡ được bảo quản nơi râm mát, thường đặt dưới sàn nhà hay xếp trên giá thành từng tầng. Chọn những củ còn tươi không bị thối, tách thành từng nhánh như nhánh gừng hoặc cắt khúc trên đó có mang các mắt (chồi nhủ) để đem trồng.

Cuốc toàn diện (nếu trồng trên đất vườn nhà hoặc vườn đồi, sau đó lên luống rộng khoảng 1 - 1,2m, cao 25cm, bón lót bằng phân chuồng hoai trước khi trồng 15 ngày.

Khi địa liền đã nảy mầm, xếp vào rổ hay sọt đem đi trồng. Dùng tay đặt từng nhánh trên rạch đã chuẩn bị sẵn, mỗi nhánh đặt cách nhau 20 - 25cm. Sau đó phủ một lớp đất mịn dày 1 - 1,5cm lên phía trên, dùng tay lèn chặt đất xung quanh. Có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên mặt luống để giữ ẩm. Trồng xong tưới nước giữ ẩm.

Cây địa liền trồng trong chậu. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Vào những ngày trời khô nóng cần tưới nước đủ ẩm. Vào mùa khô chú ý tới công tác thoát nước để tránh cây bị úng, thối.

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo quanh gốc cho đất tơi xốp.

Khi cây mọc được 2 lá thì dùng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… để bón cho cây. Giai đoạn hình thành củ cần bón thúc có thêm Kali.

Củ địa liền. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Thu hoạch địa liền khi lá bắt đầu ngả sang vàng. Địa liền cho chất lượng tốt nhất nếu trồng 2 năm.


Related news

ngan-co Ngan cỏ hieu-qua-voi-giong-vit-sieu-trung Hiệu quả với giống vịt…