Tin nông nghiệp Sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao

Author Phương Trần, publish date Wednesday. October 23rd, 2019

Theo TS. Phạm Hữu Nhượng và KS. Phạm Song Quyền, Trung tâm tư vấn và phát triển nông nghiệp bền vững (thuộc Hội khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam), trồng dưa lưới công nghệ cao giúp hạn chế rủi ro về sâu bệnh, làm tăng năng suất và chất lượng trái.

Trồng dưa lưới cần đầu tư nhà màng có kết cấu khung thép mạ kẽm không rỉ, mái lợp màng PE chống mưa, xung quanh được bao lưới chống côn trùng. Để hạn chế bệnh gây hại cho các hàng cây gần bìa thì cần làm màng che mưa phía ngoài lưới, có thể kéo lên khi nắng, kéo xuống khi mưa. Đồng thời, nên làm giàn treo cây trước khi trồng dưa lưới. Theo đó, căng cáp hoặc dây kẽm 3 mm phía trên các hàng với độ cao 2,0 - 2,2 m. Sử dụng dây nylon chuyên dùng để buộc lên dây kẽm theo khoảng cách cây dự định trồng.

Chọn giống dưa phù hợp khẩu vị người Việt

Trồng dưa nên chọn những giống đã được thích nghi tốt, năng suất cao và tính chất thịt trái phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam (ngọt, giòn, lưới đẹp, không rụng cuống).

Khi gieo, tốt nhất là gieo ươm hạt trên khay xốp (loại khay 50 lỗ), phải cách ly trong nhà lưới, nhà kính, nên tưới thấm cho các khay đãgieo hạt, không tưới lên ngọn cây đểtránh ngộđộc do nguồn nước chứa hàm lượng cao của Bi-urea, NaCl, B... Đến khi cây được 8 -10 ngày, đem trồng ra ruộng (cách này sẽ rút ngắn mùa vụ), trồng với mật độ 27.000 - 24.000 cây/ha và trồng hàng kép, lưu ý vụ mưa trồng thưa hơn vụ khô.

Chăm sóc, bón phân

Cây dưa lưới có đặc điểm ra hoa cái trên cành nách. Mỗi nách lá ra một cành vì vậy phải có biện pháp ngắt tỉa hợp lý. Mỗi cây chỉ để lại một thân chính và mỗi cây chỉ để một trái. Ngắt bỏ hết cành nách từ gốc cho đến đốt thân thứ10 - 11 mới để cành trái. Ngắt ngọn cành trái khi hoa cái nở, chừa lại một lá kế tiếp nách mang hoa. Ngắt hết tua cuống trên thân cây để tập trung dinh dưỡng.

Khi cây được 25 cm (4 - 5 lá) thì buộc dây vào gốc cây ở vị trí dưới lá thật, trên lá mầm. Quấn dây treo vào cây theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, khi gần đến độ cao cáp treo thì quấn 2 vòng/đốt đảm bảo đủ chặt để cây đủ treo trái khi lớn, nếu không trái sẽ kéo sập cây xuống đất.

Quá trình cây thụ phấn, lấy hoa lớn nhất trên thân chính từngọn xuống thụcho hoa cái. Thời gian đậu trái tốt nhất là8 - 11 giờsáng. Thụ phấn sao cho mỗi cây chắc chắn đậu 2 - 3 trái thì ngưng. Khi trái lớn bằng trái trứng gà thì định trái, ngắt bỏ trái nhỏ, chỉ giữ lại một trái trên một cây, chọn trái lớn nhất không kể vị trí trên hay dưới.

Tốt nhất là thụ phấn bằng ong mật, để giảm bớt công lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Mỗi vườn diện tích 1.000 m2, thì thả một thùng ong (có 5 cầu). Thả trong vòng một tuần, trước khi hoa cái nở 1 - 2 ngày cho ong làm quen vườn dưa. Lưu ý, khi cho ong vào nhà màng phải cho nước để ong uống. Ngắt ngọn khi cây đạt sốlá. Mỗi cây dưa cần đểkhoảng 25 láthật trên thân chính.

Đối với việc tưới nước, tùy từng giai đoạn sinh trưởng và các yếu tố: nhiệt độ, cường độ, ánh sáng, yêu cầu nước của cây khác nhau. Tuy nhiên, cây cần nhiều nước nhất vào giai đoạn đậu trái đến tạo lưới. Tưới đủ nước cho suốt thời gian trái thành thục là cần thiết, nhưng tưới quá nhiều sẽ làm nứt trái khi gần chín. Điều chỉnh lượng nước tưới bằng cách điều chỉnh tần suất tưới và điều chỉnh thời gian tưới hoặc cả hai.

Thực hiện tưới mỗi ngày 8 - 10 lần cho cây nhỏtrước giai đoạn ra hoa (khoảng 1,2 - 1,4 lít/cây/ngày), sau đótưới 10 - 12 lần/ngày (khoảng 1,8 - 2,2 lít/cây/ngày) vào giai đoạn đậu trái và giảm còn 1,6 - 1,7 lít vào giai đoạn sau tạo lưới đến cuối vụ. Như vậy, nhu cầu nước sẽ theo hình sin, thấp đầu vụ, cao giữa vụ và thấp cuối vụ.

Đối với việc bón phân, tùy vào từng giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển, bón phân với tỷ lệ thích hợp giữa NPK, Ca, Mg hoặc các loại phân có hàm lượng nguyên tố đa và vi lượng. Lưu ý, 10 ngày cuối vụ không bón phân, và giảm dần nước tưới xuống 40 - 50%. Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống tưới nước tự động kèm bón phân.

Trồng dưa lưới rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, các loại sâu hại chủ yếu là phấn trắng, bọ trĩ và nhện đỏ, thối gốc gây héo, bệnh đốm lá, bệnh nấm vàng. Để phòng trừ bệnh nên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc hóa học có các hoạt chất được khuyến cáo sử dụng, khi phun thuốc cần xen kẽ để tránh hiện tượng kháng thuốc và phun ngay khi phát hiện cây bệnh.

Thu hoạch

Khi dưa được 60 ngày thì kiểm tra độ Brix, khi đạt tối thiểu 130 Brix mới thu hoạch. Hoặc dưa có những đặc điểm sau thì có thể thu hoạch: lá gần trái nhất chuyển màu vàng hoặc héo; tua cuống sát trái bị khô; màu của vỏ trái chuyển từ đậm qua màu sáng; xuất hiện vòng xanh đậm quanh cuống trái và rốn hoa; lưới chuyển màu từ đậm sang màu kem nhạt; cuống trái có những vết sọc thấy rõ; nếu nứt xung quanh cuống trái là đã bị quá chín.

Thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng khi trời mát. Khi thu hái cần lưu ý hái cẩn thận, tránh bị vết thương sẽ tạo ra ethylen làm trái chín nhanh, dễ hư hỏng. Loại bỏ những trái có dị tật. Lót tấm xốp trong thùng để tránh bị sây sát trái khi vận chuyển. Chỉ nên xếp 2 lớp trái trong thùng, không để trái đã thu hoạch phơi ra nắng. Vận chuyển trái đã thu hoạch nhanh nhất có thể được đến nhà đóng gói.


Related news

nam-truffles-duoc-menh-danh-la-kim-cuong-trong-nha-bep Nấm Truffles được mệnh danh… trong-rung-go-lon-nang-cao-gia-tri-rung-trong Trồng rừng gỗ lớn nâng…