Tin thủy sản Trồng rong biển và những lợi ích bất ngờ

Trồng rong biển và những lợi ích bất ngờ

Author Khởi Thức (theo TGTT), publish date Friday. May 11th, 2018

Rong biển có thể được coi là một mối phiền toái, nhưng ngày càng có đông ngư dân, nhà khoa học và người tiêu dùng xem rong như là một giải pháp với nhiều giá trị mới.

Bren Smith trong mùa thu hoạch tảo bẹ đường. Toàn bộ nông trại của ông nằm dưới biển, thứ cây trồng được cho là đầu vào bằng không.

Nhiều người nghĩ rằng rong biển là một mối phiền toái – cái thứ nhầy nhụa đôi khi có mùi tanh tưởi thường dính vào lưới ngư dân, mắc vào chân khi xuống biển, trôi dạt vào bờ… Tuy nhiên, hiện nay ngày càng đông ngư dân, nhà khoa học, và các nhà sản xuất thực phẩm ở Mỹ bắt đầu nhìn rong biển với con mắt rất khác – là một nguồn thực phẩm, giải pháp lọc sạch nước biển.

Trồng rong biển

Hãy thử lên tàu của Bren Smith, người tiên phong ủng hộ một loại hình canh tác mới – canh tác trên đại dương. Vào một ngày mùa đông lạnh hồi tháng 12, thời điểm ông bắt đầu canh tác loại cây trồng chính, một loại rong biển có tên là tảo bẹ đường, phóng viên Lesley Stahl của CBC News đã theo ông đi thăm “ruộng”.

Bren Smith giới thiệu: “Ruộng đây”. Lesley Stahl ngạc nhiên: “Đây mà là nông trại sao? Tôi đâu có thấy gì đâu!”. Smith: “Toàn bộ ý tưởng nằm ở dưới biển. Kìa, hãy nhìn những chiếc phao màu trắng.Đó là hàng rào của nông trại”. Stahl: “Còn mấy cái phao đen?”. Smith: “Phao đen đang giữ cho một sợi dây nằm ngang bên dưới mặt nước. Đó cũng là những hàng cây trồng.Đây là hạt giống”.Smith đưa cho Stahl xem một thứ trông giống như một ống tuýp có phủ một lớp lông tơ.

Stahl: “Đây là tảo bẹ sao?” Smith: “Vâng, đấy là những cây con, chúng cao chừng 2 milimét. Và chúng sẽ cao lên đến 4,5, 5,5m vào mùa xuân. Đó là loại cây lớn nhanh nhất trên trái đất.Và không giống như các thứ cây mọc trên đất, rong biển không cần phân bón.Vì vậy mà chúng được gọi là một loại cây trồng đầu vào bằng không”.

Smith nói: “Bây giờ chúng ta hãy làm sáng tỏ thứ cây này. Chỉ cần gắn sợi dây cây mọc vào sợi thừng và treo lửng lơ dưới biển ở độ sâu 2,4m.Trong vòng năm hoặc sáu tháng, thứ lông tơ đó sẽ cao như thế này.Ông chỉ vào một số cây của vụ mùa năm ngoái. Smith bắt đầu xin giấy phép canh tác lô biển rộng tám mẫu ở bang Connecticut vào năm 2012. Nông trại của ông là nông trại rong biển thương mại đầu tiên của tiểu bang.Hiện nay có chín trang trại, với hơn nửa tá đang vào vụ”.

Ông nói tiếp: “Tôi hy vọng cô sẽ hiểu ra, trong 10, 20 năm nữa, sẽ có hàng ngàn nông dân trồng rong. Tôi cho rằng đó là tương lai, thời điểm chuyển dịch ra ngoài biển”. Smith mất nhiều năm trong đời làm lụng trên đại dương theo cách mà ông cho là sai lầm – trên các con tàu đánh cá công nghiệp, săn lùng tôm hùm, cá ngừ đại dương và cá tuyết. Ông nói: Chúng tôi đã xé tan toàn bộ hệ sinh thái bằng lưới, đánh bắt ở những vùng nước bất hợp pháp, và mải đuổi theo lượng cá ngày càng ít đi, và ngày càng phải đi xa hơn.

Cuộc sống như thế ngày càng nguy hiểm. Lượng cá tuyết cạn kiệt do đánh bắt quá mức. Sau rồi Smith “phát minh” lại chính mình bằng nghề nuôi hàu ở Long Island Sound, hai cơn bão Irene và Sandy thổi vào, tàn phá vụ nuôi hàu của ông hai năm liền.

Không đâm, mà nuôi “hà bá”

Tiến sĩ sinh học hải dương Charlie Yarish cũng có mặt ở trang trại hôm đó, nói: Bren thực sự đứng bên bờ vực phá sản. Tìm kiếm công việc mới dưới nước, ông nhờ TS Charlie Yarish, đại học Connecticut, đã nghiên cứu hàng ngàn loài rong biển ở phòng thí nghiệm. Ông nói: Nhưng chỉ có khoảng 20 loài đang được nuôi trồng hiện nay. Stahl: Tất cả đều ăn được? Yarish: Không, không ăn được hết đâu. Một số loài khá là độc.

Chính Yarish gợi ý Smith thử tính việc trồng tạo bẹ đường, một loại rong biển bản địa được trồng sau mùa bão, có hương nhẹ, và có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi và phân bón. Smith nói: “Chúng tôi có thể tạo ra công việc ở đây. Chúng tôi có thể bảo vệ và cải thiện môi trường”. Hiện nay, Smith đang điều hành một trong những trại sản xuất rong biển lớn nhất ở Mỹ, với các bể chứa đầy bào tử tảo bẹ, và một phòng chế biến nhộn nhịp vào mùa xuân, khi ông và nhân viên vào vụ thu hoạch. Chần trong nước 76 độ C, tảo bẹ biến thành một màu xanh lá và có thể bán tươi hoặc cho đông lạnh, đôi khi dưới dạng mì.Khách hàng của Smith gồm có Google mua cho tiệm cà phê, đại học Yale, và nhiều nhà hàng, cùng các nhà bán buôn.

Nông trại của Smith là nông trại thử nghiệm, ở đó Betsy Peabody của quỹ Puget Sound Restoration và một nhóm các nhà khoa học tìm hiểu xem rong biển có khắc phục được vấn đề đang ngày càng trầm trọng – acid hoá đại dương. TS Yarish chia sẻ: “Tảo bẹ có thể thu lấy CO2 như bất kỳ loại cây nào. Đại dương bị acid hoá có thứ được thứ mất. Các sinh vật sản xuất các vỏ carbonate, như sò, là thứ mất. chúng không chịu được pH thấp. Chúng không tích tụ đủ canxi trong vỏ. Ngoài ra, rong biển như tảo biển hiện đang hấp thu CO2, vì điều đó giúp chúng dễ quang hợp hơn”.


Related news

cong-nghe-cao-thuc-day-nganh-tom-phat-trien Công nghệ cao thúc đẩy… thang-lon-nho-vi-sinh Thắng lớn nhờ vi sinh