Mô hình kinh tế Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam

Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam

Publish date Saturday. April 6th, 2013

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Ngư dân Quảng Nam vươn khơi khai thác hải sản tại vùng biển Trường Sa. Ảnh: (Công ty TNHH Một viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông cung cấp)

Hối hả vươn khơi

Sau lễ hội cầu ngư mong trời yên biển lặng, khai thác bội thu vào mùa biển mới, những ngày qua nhiều phương tiện khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hối hả vươn khơi. Tại cảng cá Tam Quang (Núi Thành), từ tờ mờ sáng, nhiều chủ phương tiện đã khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhiên liệu để chuẩn bị vươn khơi khai thác vụ cá nam. Ông Phạm Hồ (thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, chủ đội tàu làm nghề lưới vây ánh sáng) chia sẻ: “Thời điểm này, mặc dù chi phí sản xuất có tăng lên nhưng thời tiết thuận lợi nên ai cũng khẩn trương ra khơi. Nhờ luôn theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác hải sản tại các vùng biển xa, chúng tôi rất tin tưởng vào chuyến vươn khơi lần này tại vùng biển Trường Sa”.

Đội tàu của ông Phạm Hồ gồm 15 thành viên, ngư trường khai thác quen thuộc ở khu vực quần đảo Trường Sa. Thông thường, mỗi tháng đội tàu của ông thực hiện một chuyến biển. Thời gian đầu của chuyến biển, cả hai tàu đều tham gia khai thác. Vào cuối chuyến biển, nếu nhận thấy lượng hải sản dồi dào có thể khai thác thêm thì chiếc tàu có công suất nhỏ hơn sẽ vận chuyển, bán nhanh hải sản, đồng thời mua nhiên liệu và các vật dụng cần thiết kịp thời cung cấp cho tàu lớn. Nhờ sản xuất theo mô hình tàu lớn - tàu bé mà thời gian bám biển tăng lên và chi phí sản xuất giảm. Ông Phạm Hồ cho biết, những năm qua trung bình mỗi chuyến biển chủ tàu cá thu được gần 70 triệu đồng, các thành viên thu được hơn 10 triệu đồng sau khi trừ phí tổn.

Những ngày này, tại cảng Cửa Đại (TP.Hội An), không khí bước vào vụ mới cũng hết sức nhộn nhịp. Mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện khai thác bằng lưới cản, lưới quét… vượt sóng ra khơi. Để chuẩn bị cho mùa vụ mới, nhiều phương tiện đã sắm sửa thêm ngư lưới cụ, tu bổ phương tiện để có điều kiện bám biển. Thời tiết thuận lợi là điều kiện tốt để ngư dân vươn khơi. Tuy nhiên, hiện giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí sản xuất cũng tăng theo. Ông Bùi Văn Tráng, một chủ tàu theo nghề câu cá hố ở tổ 2 (khối Phước Thịnh, phường Cửa Đại) chia sẻ: “Giá xăng dầu tăng vọt vào thời điểm này đã gây khó khăn cho nhiều ngư dân. Nếu như mọi năm, sau mỗi chuyến biển khoảng 10 ngày, chủ tàu thu được gần 20 triệu đồng, mỗi người đi bạn được chia hơn 5 triệu đồng thì thu nhập sắp tới có thể sẽ thấp hơn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi đó giá cá hố trước đây khoảng 100 nghìn đồng/kg thì vào thời điểm này chỉ còn 60 - 70 nghìn đồng/kg. Nhưng dù thế nào, chúng tôi vẫn ra khơi”.

Tiếp sức ngư dân

Thời gian qua, ngư dân Quảng Nam không ngừng vượt qua khó khăn, đầu tư phương tiện để vươn khơi, tăng thời gian bám biển… một phần cũng nhờ vào các chủ trương, chính sách khuyến khích vươn khơi. Hiện tại, ngoài chính sách hỗ trợ nhiên liệu, hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên, hỗ trợ kinh phí trang bị máy liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh GPS của Chính phủ, Quảng Nam cũng đã hỗ trợ lãi suất 10% cho ngư dân khi đóng mới hoặc cải hoán tàu có công suất từ 90CV trở lên. Cạnh đó, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam với nguồn vốn 20 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động cũng sẽ tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết, bên cạnh việc giúp ngư dân tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, thời gian tới ngành chức năng của tỉnh cũng sẽ có các chính sách hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa nghề cá bằng cách trang bị các thiết bị hiện đại như máy vệ tinh GPS, máy dò ngang… Với các điều kiện sản xuất trên các vùng biển xa, sắp tới ngư dân sẽ dễ dàng tiếp nhận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bởi các thủ tục đã được tinh giản hợp lý.

Theo ông Trần Quang Kiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, là vụ sản xuất chính nên vụ cá nam luôn chiếm đến 3/4 tổng sản lượng hải sản khai thác được trong năm. Chi cục tổ chức thường xuyên chương trình thu mẫu thống kê số liệu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh kết hợp với theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác, diễn biến nguồn lợi, ngư trường trên các vùng biển. Do vậy, hằng tháng đơn vị đều xác định được sản lượng khai thác và có các hướng dẫn cụ thể về ngư trường, nguồn lợi để phổ biến, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân. “Thời gian đến, chúng tôi sẽ củng cố hoạt động của các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển theo nhóm nghề để họ hỗ trợ nhau trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Cùng với việc tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác hải sản cho ngư dân, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt trên các vùng biển xa của Tổ quốc” - ông Kiến nói.

Tổng sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong vụ cá bắc (từ tháng 10.2012 đến hết tháng 3.2013) đạt hơn 17.265 tấn (tăng 24% so với vụ cá bắc năm 2011 - 2012). Ở vụ cá nam năm 2013, ngành thủy sản đề ra sản lượng khai thác hải sản là 42.000 tấn (tương đương với cùng kỳ 2012).Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Ngư dân Quảng Nam vươn khơi khai thác hải sản tại vùng biển Trường Sa. Ảnh: (Công ty TNHH Một viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông cung cấp)

Hối hả vươn khơi

Sau lễ hội cầu ngư mong trời yên biển lặng, khai thác bội thu vào mùa biển mới, những ngày qua nhiều phương tiện khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hối hả vươn khơi. Tại cảng cá Tam Quang (Núi Thành), từ tờ mờ sáng, nhiều chủ phương tiện đã khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhiên liệu để chuẩn bị vươn khơi khai thác vụ cá nam. Ông Phạm Hồ (thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, chủ đội tàu làm nghề lưới vây ánh sáng) chia sẻ: “Thời điểm này, mặc dù chi phí sản xuất có tăng lên nhưng thời tiết thuận lợi nên ai cũng khẩn trương ra khơi. Nhờ luôn theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác hải sản tại các vùng biển xa, chúng tôi rất tin tưởng vào chuyến vươn khơi lần này tại vùng biển Trường Sa”.

Đội tàu của ông Phạm Hồ gồm 15 thành viên, ngư trường khai thác quen thuộc ở khu vực quần đảo Trường Sa. Thông thường, mỗi tháng đội tàu của ông thực hiện một chuyến biển. Thời gian đầu của chuyến biển, cả hai tàu đều tham gia khai thác. Vào cuối chuyến biển, nếu nhận thấy lượng hải sản dồi dào có thể khai thác thêm thì chiếc tàu có công suất nhỏ hơn sẽ vận chuyển, bán nhanh hải sản, đồng thời mua nhiên liệu và các vật dụng cần thiết kịp thời cung cấp cho tàu lớn. Nhờ sản xuất theo mô hình tàu lớn - tàu bé mà thời gian bám biển tăng lên và chi phí sản xuất giảm. Ông Phạm Hồ cho biết, những năm qua trung bình mỗi chuyến biển chủ tàu cá thu được gần 70 triệu đồng, các thành viên thu được hơn 10 triệu đồng sau khi trừ phí tổn.

Những ngày này, tại cảng Cửa Đại (TP.Hội An), không khí bước vào vụ mới cũng hết sức nhộn nhịp. Mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện khai thác bằng lưới cản, lưới quét… vượt sóng ra khơi. Để chuẩn bị cho mùa vụ mới, nhiều phương tiện đã sắm sửa thêm ngư lưới cụ, tu bổ phương tiện để có điều kiện bám biển. Thời tiết thuận lợi là điều kiện tốt để ngư dân vươn khơi. Tuy nhiên, hiện giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí sản xuất cũng tăng theo. Ông Bùi Văn Tráng, một chủ tàu theo nghề câu cá hố ở tổ 2 (khối Phước Thịnh, phường Cửa Đại) chia sẻ: “Giá xăng dầu tăng vọt vào thời điểm này đã gây khó khăn cho nhiều ngư dân. Nếu như mọi năm, sau mỗi chuyến biển khoảng 10 ngày, chủ tàu thu được gần 20 triệu đồng, mỗi người đi bạn được chia hơn 5 triệu đồng thì thu nhập sắp tới có thể sẽ thấp hơn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi đó giá cá hố trước đây khoảng 100 nghìn đồng/kg thì vào thời điểm này chỉ còn 60 - 70 nghìn đồng/kg. Nhưng dù thế nào, chúng tôi vẫn ra khơi”.

Tiếp sức ngư dân

Thời gian qua, ngư dân Quảng Nam không ngừng vượt qua khó khăn, đầu tư phương tiện để vươn khơi, tăng thời gian bám biển… một phần cũng nhờ vào các chủ trương, chính sách khuyến khích vươn khơi. Hiện tại, ngoài chính sách hỗ trợ nhiên liệu, hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên, hỗ trợ kinh phí trang bị máy liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh GPS của Chính phủ, Quảng Nam cũng đã hỗ trợ lãi suất 10% cho ngư dân khi đóng mới hoặc cải hoán tàu có công suất từ 90CV trở lên. Cạnh đó, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam với nguồn vốn 20 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động cũng sẽ tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết, bên cạnh việc giúp ngư dân tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, thời gian tới ngành chức năng của tỉnh cũng sẽ có các chính sách hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa nghề cá bằng cách trang bị các thiết bị hiện đại như máy vệ tinh GPS, máy dò ngang… Với các điều kiện sản xuất trên các vùng biển xa, sắp tới ngư dân sẽ dễ dàng tiếp nhận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bởi các thủ tục đã được tinh giản hợp lý.

Theo ông Trần Quang Kiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, là vụ sản xuất chính nên vụ cá nam luôn chiếm đến 3/4 tổng sản lượng hải sản khai thác được trong năm. Chi cục tổ chức thường xuyên chương trình thu mẫu thống kê số liệu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh kết hợp với theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác, diễn biến nguồn lợi, ngư trường trên các vùng biển.

Do vậy, hằng tháng đơn vị đều xác định được sản lượng khai thác và có các hướng dẫn cụ thể về ngư trường, nguồn lợi để phổ biến, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân. “Thời gian đến, chúng tôi sẽ củng cố hoạt động của các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển theo nhóm nghề để họ hỗ trợ nhau trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Cùng với việc tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác hải sản cho ngư dân, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt trên các vùng biển xa của Tổ quốc” - ông Kiến nói.

Tổng sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong vụ cá bắc (từ tháng 10.2012 đến hết tháng 3.2013) đạt hơn 17.265 tấn (tăng 24% so với vụ cá bắc năm 2011 - 2012). Ở vụ cá nam năm 2013, ngành thủy sản đề ra sản lượng khai thác hải sản là 42.000 tấn (tương đương với cùng kỳ 2012).


Related news

nuoi-tom-trong-nha-de-cung-cap-cho-thi-truong-tom-tuoi-noi-dia Nuôi Tôm Trong Nhà Để… gan-350-nguoi-nuoi-tom-hum-duoc-tap-huan-ky-thuat-o-tx-song-cau-phu-yen Gần 350 Người Nuôi Tôm…