Đặc điểm sinh học của cá kèo
MỞ ĐẦU
Cá kèo hay còn gọi là cá bống kèo, là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, phân bố rộng ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Bến Tre. Cá kèo được khai thác nhiều ở các vùng ven biển và cửa sông. Hiện nay cá kèo đang trở thành đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, là do cá có thịt thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng, cá có thể dùng làm thực phẩm tươi hoặc khô.
Ở Đồng bàng Sông Cửu Long hiện phân bố 2 loài cá kèo: cá kèo vẩy to và cá kèo vẩy nhỏ, trong đó cá kèo vẩy nhỏ có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao hơn cá kèo vẩy to.
Trước đây, sản lượng cá kèo thu từ các vùng nuôi tự nhiên cao do nguồn cá giống tự nhiên còn dồi dào và sản lượng lớn, một số hộ trước đây cũng đã biết nuôi cá kèo từ con giống tự nhiên. Cá kèo chủ yếu nuôi tự nhiên bằng cách lấy nước vào ao đầm, trong nước có cả cá kèo giống tự nhiên theo nước thủy triều đi vào. Nơi nuôi cá tự nhiên là các vùng ven biển, bãi triều, các đầm nước lợ.
Nuôi cá kèo bước đầu phát triển ở một số địa phương như Bạc Liêu, Trà Vỉnh, Sóc Trăng và sau đó lan ra nhiều địa phương khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Cá là đối tượng dễ nuôi, sinh trưỏng và phát triển tốt trong các loại hình mặt nước. Hiện nay các ao đầm nuôi tôm, ruộng muốỉ của các địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã được sử dụng để nuôi cá bông kèo, góp phần đa dạng hoá loài và mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích canh tác của nông hộ và đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cá kèo đã mang lại nguồn thu quan trọng cho nhiều nông hộ trong vùng nhất là khi việc nuôi tôm sú ngày càng gặp nhiều rủi ro. Diện tích nuôi cá kèo đã tăng nhanh, tại Sóc Trăng, đã có lúc diện tích thả nuôi đạt hơn 400 ha. Nhiều mô hình nuôi hiệu quả như mô hình nuôi cá kèo bán thâm canh dưới ao nuôi tôm sú. Ngồi ra một số địa phương ỏ Bạc Liêu cũng phát triển mô hình nuôi cố kèo quảng canh và luân canh trong chân ruộng sản xuất muối. Người dân còn nuôi cá kèo kết hợp với tôm cua, nuôi cá kèo sau khi thu hoạch tôm thâm canh và bán thâm canh như ở Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú (Bến Tre), Gò Công (Tiền Giang), Duyên Hải (Trà vinh).
Nhận định chung của nhiều người dân về mô hình nuôi cá kèo là một mô hình nuôi khá bền vững, tỷ lệ rủi ro thấp và đặc biệt là chi phí đầu tư không cao như nuôi tôm. Ngoài ra nhiều nông dân đã nuôi cá kèo còn cho rằng nuôi cá kèo chi phí thấp, với nguồn giống có sẵn ỏ địa phương, ít bệnh, dễ nuôi, phù hợp với lúc nông nhàn và lại có thị trường tiêu thụ ổn định.
Cùng với việc nuôi cá kèo thương phẩm phát triển mạnh, nguồn giống tự nhiên cũng ngày càng ít do các địa phương khai thác tràn lan và mang tính chất tận thu, không có sự bù đắp trở lại cho nguồn lợi tự nhiên và hầu như các địa phương chưa có kế hoạch bảo vệ nguồn lợi nên sản lượng giống tự nhiên suy giảm nghiêm trọng và không đáp ứng đủ cho nghề nuôi. Nguy cơ cạn kiệt nguồn cá giống tự nhiên ngày càng lớn.
Việc nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo cá kèo đang là vấn đề cấp thiết và một số cơ quan nghiên cứu đang chú trọng tập trung vào lĩnh vực này. Tuy vậy, những nghiên cứu liên quan đến sự thành thục của cá trong tự nhiên đến nay vẫn chưa toàn diện và đầy đủ. Nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo đã đạt được một số kết quả bước đầu, như đã nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong điều kiện nuôi nhốt, cá cái đã cố trứng đạt đến giai đoạn IV. Đã ghi nhận một số kết quả về kích thích sự rụng trứng của cá cái nhưng việc nuôi vỗ và kích thích thành thục cá đực trong điều kiện nhân tạo vẫn còn là vấn đề tồn tại lớn trong sản xuất giống cá bống kèo. Vì vậy cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả về sinh sản nhân tạo. Nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá kèo vẫn đang còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ KÈO
Hình thái và phân loại
Cá kèo là loài thuộc nhóm cá bống Gobiidae. Cá kèo phân bố rất rộng, từ vùng cận nhiệt đốí đến vùng nhiệt đới, vùng ven biển Ấn Độ dương đến vùng Thái Bính dương, vùng Tahiti vấ vùng biển phía Nam Trung Quốc. Ở vùng Nam và Đông Nam châu Á, nhóm cá Gobiidae hiện có khoảng trên 50 loài thuộc 29 gíống, Họ cá kèo Apocrypteídae là một trong những họ phân bố rộng ở vùng biển các tỉnh Nam bộ từ Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến Cà Mau, tập trung ở các khu vực cửa sông, cửa biển và các bãi triéu. Chúng có sản lượng khai thác hàng năm khá cao. Loài cá bống kẻo đang được khai thác và nuôi thương phẩm ở Đổng bằng Sông Cửu Long là loài cá kèo vẩy nhỏ, thuộc hệ thống phấn loại như Bau:
Bộ Percíformen
Họ Apoerypteidae
Giống Pseudapocryptes
Loài Pseudapocryptes elongatus Cuvier 1816
Cá kèo có thân hình trụ dài, thân phủ vẩy tròn rất bé. Màu thân xám hơi vàng. Đầu hơi nhọn, mõm tù. Mắt tròn nhỏ, lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, lưỡi có dạng cắt ngang. Cá có hai vây lưng rời nhau, vây đuôi dài và nhọn có nhíều hàng chấm đen, các vây còn lại màu trắng nhạt. Cá có kích thước nhỏ, chiều dài thân ít khi vượt quá 25 cm, trọng lượng cơ thể trung bỉnh 30 - 40 gam.
Hình 1. Cá kèo
Tập tính sống
Cá kèo vẩy nhỏ Pseudapocryptes elongatus phân bố khá rộng từ quần đảo Ấn Độ và Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đến Malaysia và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Cá kèo vẩy nhỏ sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn có bãi bùn, rừng ngập mặn và cửa sông. Tuy nhiên chúng cũng sống ở cả trong nước ngọt. Cá thường làm hang ở các bãi bùn và kiếm ăn trên các bãi đó. Cá có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Theo một số tác giả nghiên cứu về loài cá này, chúng có thể sống được ở cả ba môi trường nước mặn, lợ và nước ngọt và chịu đựng được ở môi trường có độ mặn cao. Cá giống ngoài tự nhiên di cư có thể chịu được sự thay đổi đột ngột từ độ mặn, từ 30 - 35%o (phần ngàn) xuống 10%o hoặc thấp hơn, và chúng cũng có thể sống được trong những vùng nhiễm phèn, pH thấp. Do mang cá có nhiều nếp gấp và có thể phồng to nên cá có khả năng hô hấp trực tiếp từ khí trời và sống được trong điều kiện môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp, thậm chí sống được trong hang đất bùn với thời gian khá dài. Cá bống kèo thích nơi có thủy triều lên xuống nên có thể chịu được nhiệt độ môi trường dao động lớn, nhiệt độ thích hợp từ 23 - 28°C.
Cá có khả năng sống trên cạn khá lâu nên ngưòi buôn bán cá bống kèo ở các chợ có thể nhốt cá để bán hàng tuần liền trong các dụng cụ nhỏ với ít nước như chậu, xô
Tính ăn của cá
Cá kèo là loài cá có tính ăn thiên về phù du sinh vật, các loại thực vật sống bám vào nền đáy các vùng nước và mùn bã hữu cơ. Do cá bống kèo sống trong môi trường nền đáy là bùn hoặc cát nên khi khảo sát cá kèo trong tự nhiên cho thấy trong ống tiêu hóa của cá hiện diện các loài tảo, chủ yếu là tảo khuê và tảo lam cùng với mùn bã hữu cơ chiếm tỷ lệ cao. về cấu tạo ống tiêu hóa thì chiều dài ruột dài gấp 3 - 3,5 lần chiều dài cơ thể, chứng tỏ đây là loài cá ăn tạp, thiên về thực vật. Khi nuôi cá trong bể và nuôi thương phẩm trong ao, ngoài thức ăn tự nhiên, cá cũng sử dụng thức ăn công nghiệp khá tốt.
Ở những ao nuôi tôm sú, sau vụ nuôi tôm người ta thả nuôi cá bống kèo thì cá sử dụng rất tốt lượng mùn bã hữu cơ còn lại trong ao, có thể trong tháng đầu tiên khi mới thả cá giống thì chưa cần cho cá ăn thức ăn nhân tạo.
Sinh trưởng của cá
Cá mới nở hết noãn hoàng còn sống ở khu vực ngoài khơi, cách cửa sông tới 8 km. Cá giống 5 tuần tuổi đạt được kích cỡ 1,5 cm. Khi đạt kích cỡ chiều dài 1,6 - 1,9 cm thì cá di cư vào cửa sông. Cá còn nhỏ trước trưởng thành có kích thưóc 2 -10,7 cm thì sống ở vùng bãi triều, nơi có nhiều rừng cây đước, cây mắm và mực nước cạn 20 - 40 cm, có nền đáy bùn và bằng phẳng.
Theo một số tác giả đã nghiên cứu về cá bống kèo, cá có quá trình sinh trưỏng liên tục trong vòng đời, trừ khi cá gặp điều kiện bất lợi. Quá trình tăng trưỏng tự nhiên có thể dừng lại khi cá thành thục và dinh dưõng tích lũy chủ yếu cho sinh sản. Đến thời điểm cá tăng trưởng tối đa thì không còn sự tăng trưỏng mà chỉ duy trì về kích thước và khối lượng cơ thể.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự bổ sung quần đàn cá này là 2 lần trong năm và cách nhau khoảng 6 tháng. Cá đực có tốc độ tảng trưởng nhanh hơn cá cái. Cá có thể tăng gấp đôi chiều dài thân sau 1 năm.
Sự thành thục và sinh sản
Cá trưởng thành khi kích thước chiều dài thân đạt trên 20 cm, lúc này chúng đã di cư vào sống ở vùng sông, kênh, ao trong đất liền. Khi chuẩn bị thành thục sinh dục thì cá di cư ngược ra biển để đẻ trứng. Kích thước tuyến sinh dục của cá bống kèo khá nhỏ. Khảo sát cá đánh bắt ngoài tự nhiên hầu như chỉ mới thấy được trứng cá bống kèo ở giai đoạn III. Tuy buồng trứng của cá không lớn nhưng số lượng trứng khá cao. Số lượng trứng đếm được ở cá thể cái có khối lượng thân trung bình 20 g đạt tới 10.000 - 16.000 trứng. Cho đến nay ta vẫn chưa tìm thấy được bãi đẻ của cá cũng như cá thành thục có buồng trứng phát triển đến giai đoạn IV - V (giai đoạn cá sẵn sàng đẻ trứng). Cá ấu niên xuất hiện vùng cửa sông vào mùa mưa tập trung ở các vùng cửa sông thuộc các tỉnh Bạc Liêu và giáp với Sóc Trăng.
Trong tự nhiên, ở các vùng bãi triều và các nơi cá cư trú, chưa phát hiện thấy cá có tuyến sinh dục ỏ các giai đoạn thành thục sắp đẻ, mà chỉ gặp các cá thể có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn III với kích thước trứng rất nhỏ. Tuyến sinh dục đạt giai đoạn III từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, sau đó không còn gặp cá có tuyến sinh dục thành thục ở giai đoạn cao hơn. Theo các tác giả khác nhau, rất có thể vào giai đoạn này cá thành thục sinh dục đã di chuyển ra ngoài biển vùng nước sâu có điều kiện sinh thái phù hợp để tiến hành sinh sản.
Khảo sát trong các vùng nước tự nhiên có cá kèo phân bố, từ tháng 5 - 6 có rất ít hoặc không gặp các cá thể cái có mang trứng. Có thể cá đã đẻ trứng vào các tháng 2-3 nên từ tháng 4-5 đã thấy xuất hiện nhiều cá con trong tự nhiên.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao