Nuôi bò Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai Lại - Phần 3

Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai Lại - Phần 3

Author Nguyễn Xuân Trạch, publish date Friday. March 25th, 2016

Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai Lại - Phần 3

Động vật nguyên sinh (Protozoa)

Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô.

Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa.

Protozoa không thích ứng với môi trường bên ngoài và bị chết nhanh.

Trong dạ cỏ protozoa có số lượng khoảng 105-106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ.

Có khoảng 120 loài protozoa trong dạ cỏ.

Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khác nhau.

Protozoa trong dạ cỏ thuộc lớp Ciliata có hai lớp phụ là Entodiniômrphidia và Holotrica.

Phần lớn động vật nguyên sinh dạ cỏ thuộc nhóm Holotrica có đặc điểm là ở đường xoắn gần miệng có tiêm mao, còn tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất ít tiêm mao.

Protozoa có một số tác dụng chính như sau:

- Tiêu hoá tinh bột và đường.

Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân giải xenluloza nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột, vì thế mà khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột đường thì số lượng protozoa tăng lên.

- Xé rách màng tế bào thực vật.

Tác dụng này có được thông qua tác động cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do đó mà thức ăn dễ dàng chịu tác động của vi khuẩn.

- Tích luỹ polysaccarit.

Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn và dự trữ dưới dạng amylopectin.

Polysaccarit này có thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ mà được phân giải thành đường đơn và được hấp thu ở ruột.

Điều này không những quan trọng đối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn.

- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no.

Các axit béo không no mạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic, linolenic) được protozoa nuốt và đưa xuống phần sau của đường tiêu hoá để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit béo này sẽ bị làm no hoá bởi vi khuẩn.

Tuy nhiên gần đây nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại nhất định :

- Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn.

Nguồn nitơ đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amit được.

Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào.

Mỗi protozoa có thể thực bào 600-700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ.

Do có hiện tượng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung.

Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng độ amoniac trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng.


- Protozoa không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn hay do vi khuẩn tạo nên nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ.

 


Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai Lại - Phần 1 Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai… Kinh nghiệm nuôi bò sinh sản Kinh nghiệm nuôi bò sinh sản