Nuôi bò Kinh nghiệm nuôi bò sinh sản

Kinh nghiệm nuôi bò sinh sản

Author NCN, publish date Thursday. March 17th, 2016

Kinh nghiệm nuôi bò sinh sản

Để đảm bảo tốc độ tăng đàn và chất lượng bê con nuôi thịt thì người nuôi bò cái sinh sản cần chú ý một số khâu kỹ thuật sau:

+ Khẩu phần ăn cho bò cái (áp dụng cho bò cái có trọng lượng trung bình 200 -220 kg): Nếu người nuôi chăn thả hàng ngày thì cần cung cấp thêm ít nhất 1kg bột hoặc cám (ngô, gạo) + 0,2 đến 0,3 kg khô dầu lạc và khoảng 20g Premix khoáng, vitamin.

Nếu nuôi nhốt hàng ngày thì cung cấp cho bò khoảng 20 đến 25kg cỏ xanh và lượng thức ăn tinh như trên.

Nếu bò sinh sản có trọng lượng lớn hơn thì tăng lượng thức ăn theo tỷ lệ 2,5 đến 3kg vật chất khô/100kg thể trọng.

Khi bò có chửa hoặc nuôi con nên bổ sung thêm thức ăn tinh nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng nuôi thai và sản xuất sữa cho con bú.

Có thể cho ăn theo khẩu phần (30 đến 35kg cỏ tươi + 2kg rơm ủ + 1kg thức ăn tinh hoặc cám tổng hợp + 25 đến 30gr muối + 30 đến 35gr bột xương/ngày).

+ Phối giống cho bò: Người nuôi khi phối giống cho bò cái tốt nhất nên thụ tinh nhân tạo để bê con sẽ đẹp và to hơn so với phối trực tiếp.

Bò động dục sẽ có các biểu hiện: Kêu rống lên, phá chuồng, kém hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác rồi lại đứng yên cho con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở có màu đỏ hồng, dịch từ âm hộ chảy ra trong như nhựa chuối…

Thời điểm phối giống (thụ tinh) thích hợp nhất là sau khi kết thúc chịu đực.

Để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao, tốt nhất nên phối giống 2 lần (lần 1 phối vào lúc sau khi phát hiện động dục 6 đến 8h và lần 2 phối lại sau đó 12h).

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có thể quan sát tình trạng dịch nhày keo lại (kéo dài được như chiếc đũa) thì phối giống là tốt nhất hoặc theo dõi nếu thấy bò động dục vào buổi sáng sớm thì phối giống vào buổi chiều cùng ngày.

Nếu bò động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng ngày hôm sau.

* Chú ý: Trong thời kỳ bò mang thai, người nuôi không nên bắt bò cày, kéo hoặc xua đuổi để bò chạy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai (dễ gây hiện tượng thai chết lưu hoặc đẻ non).

+ Đỡ đẻ và chăm sóc bò sau sinh: Bò có chửa được khoảng 280 đến 281 ngày là sinh.

Bò sắp đẻ có biểu hiện bồn chồn, chân gẩy lên bụng, đuôi cong, vú căng, âm hộ nở, có dịch nhày…

Nếu bò đẻ thuận lợi người nuôi có thể tự đỡ đẻ cho bò bằng cách sát trùng tay, kiểm tra thai xuôi hay ngược để sửa lại.

Dùng tay kéo nhẹ bê ra, cắt dây rốn để còn 10 đến 12cm rồi sát trùng rốn cho bê bằng cồn, lau nhớt giãi trong mũi, mồm bê và đặt lên mô rơm khô để bò mẹ vệ sinh tiếp cho con.

Người nuôi cũng nên bóc móng cho bê sau sinh để bê khỏi bị ngã vì trơn trượt.

Vệ sinh phần thân sau và vú bò mẹ để bê con có thể bú ngay sau sinh.

Nếu trường hợp bò đẻ khó thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y.

Tiếp đó hồi sức cho bò mẹ bằng nước uống ấm có pha cám, muối.

Thời gian đầu sau sinh (2 đến 3 tuần) nên cho bò mẹ ăn cháo (1,2 đến 1,5kg thức ăn tinh/con/ngày + 25 đến 30gr muối ăn + 30 đến 35gr bột xương + cỏ tươi ăn tự do cả ngày).

Các ngày sau cho bò mẹ ăn 25 đến 30kg cỏ tươi + 2 đến 3 kg rơm ủ + 1,5 đến 2kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh có lứa sau.

+ Chăm sóc bê con theo mẹ: Trong thời gian khoảng 1 tháng sau sinh cho bê bú mẹ tự do, giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho bê.

Từ ngày thứ 30 trở đi có thể tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp và thức ăn thô xanh.

Khi bê đã quen ăn ngoài nên thay đổi khẩu phần ăn cho bê 10 ngày/lần( khẩu phần ăn có thể là 5 đến 10kg cỏ tươi + 0,2 đến 0,3 kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày).

Nên cai sữa bê khi được 6 tháng tuổi (bê đạt trọng lượng 800 đến 900kg).

+ Vệ sinh thú y: Tắm chải bò thường xuyên để giữ cho cơ thể bò được sạch sẽ, giúp khí huyết lưu thông và hạn chế nhiều bệnh kí sinh trùng ngoài da.

Hàng ngày phải dọn phân, rửa nền chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống cho bò…Không nên cho bò ăn thức ăn dưới đất hoặc thức ăn tinh đã nấm mốc, thiu thối...

Bò sinh sản có sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh nếu không tiêm phòng đầy đủ.

Tốt nhất hàng năm nên tiêm vacxin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sẩy thai truyền nhiễm…

Khi thấy thời tiết nóng ẩm hoặc thức ăn nghi ngờ không an toàn nên bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho bò để giảm thiểu bệnh rối loạn đường tiêu hóa.


Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản