Khi nào nên phối giống lại cho bò?
“Tiêu chuẩn vàng” một thời là sau đẻ 60 ngày bò cần cho chửa lại để 1 năm có thể có 1 bê, và 60 ngày cạn sữa chuẩn bị cho chu kỳ sữa tiếp.
Ảnh minh họa
Ngày nay, với sự tiến bộ của di truyền giống chúng ta đã có những thế hệ bò sữa có khả năng sản xuất nhiều sữa hơn các thế hệ trước. Và một việc đã xẩy ra đó là thật tiếc nếu phải cạn sữa sớm những con bò vẫn cho sữa cao trong giai đoạn cuối. Vậy tại sao chúng ta lại cứ phải phối giống nó lại quá sớm như thế?
Thời điểm nào là tốt nhất để phối giống lại cho bò?
Phối giống lại muộn bằng cách kéo dài thời gian chờ đợi tự nguyện – VWP (là khoảng thời gian sau đẻ mà người sản xuất quyết định không phối giống cho bò ngay cả khi động dục xảy ra. Thường kéo dài khoảng 50 ngày, nhưng có thể thay đổi rất nhiều từ đàn đến đàn theo chiến lược chăn nuôi – Lời người dịch), có cả rủi và may. Một nghiên cứu của Đại học Cornell do Julio Giordano lãnh đạo đánh giá hiệu quả sinh sản, động lực thải loại bò và năng suất sữa chu kỳ đối với bò có VWP vào ngày 60 hoặc 88. Khoảng 2.700 con bò ở ba trại bò sữa tại New York là đối tượng trong nghiên cứu này. Tất cả bò đều được xử lý động dục đồng pha kép (double ovsynch) cho ngay lần phối đầu tiên. Và sau đây là những gì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra:
Kéo dài số ngày đến phối giống đầu tiên lên 60 ngày và 88 ngày làm tăng tỉ lệ chửa trên một lần phối tương ứng là 41% và 47%, cụ thể là:
Bò đẻ lứa 1 là 46% và 55%
Bò đẻ lứa 2 trở đi là 36% và với 40%
Bò phối lại ở 88 ngày khi vẫn cho sữa và đủ sức lực để sẵn sàng để mang thai – điều này được đánh giá qua sức khoẻ tử cung và điểm trạng thái cơ thể cùng với các điều kiện khác của bò tốt hơn.
Những bò cái có VWP dài hơn làm chậm thời gian mang thai và có nguy cơ đới mặt vớ khả năng loại thải lớn hơn, đặc biệt là ở những con bò già.
Các chu kỳ sữa kéo dài VWP trung bình là 13 ngày, dẫn đến sản lượng sữa vắt được cũng lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng số liệu đó đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các tương tác phức tạp giữa hiệu quả sinh sản, động lực loại thải và năng suất sữa chu kỳ”, góp phần đánh giá ảnh hưởng của tuổi tác đến việc xác định VWP – chính xác hơn.
Việc kéo dài VWP cho phép bò kéo dài chu kỳ sữa. Tuy nhiên, sinh sản phải được ưu tiên để bò không cho sữa quá lâu. Phối giống nhận tạo ấn định thời gian (timed AI) (ý nói: có thể dùng kích dục tố gây động dục để phối – lời người dịch) giúp chúng ta làm giảm nguy cơ này.
Công tác giám sát sự vận động và hoạt động của bò tạo ra một lượng lớn số liệu cho ngành chăn nuôi bò sữa. Steve Pavelski, hãng SCR, chuyên gia đào tạo tại chỗ và quản lý hỗ trợ khách hàng nói: “Với số liệu nhiều hơn, thì tin tưởng nhiều hơn vào việc phối chửa. “Điều đó cho phép người chăn nuôi phối giống bò khi có lợi nhất, không nhất thiết phải dựa vào chuyện con bò đó ở giai đoạn nào của chu kỳ.” (Ghi chú của người dịch:Hãng SCR cung cấp thiết bị của –thu thập và phân tích số liệu mọi mặt – từ hoạt động sống hàng ngày cho tới sự nhai lại trên từng con bò. Trong đó có theo dõi động dục, sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của bò cho chủ của chúng. Xem http://www.scrdairy.com/)
Trong nền kinh tế hiện nay, khi mà mỗi giọt sữa mang thêm một nguồn tiền thì việc kéo dài VWP có thể là một lựa chọn khả thi.
Pavelski cho biết: “Việc cho bò cao sản chửa quá sớm sẽ cắt mất phần cuối chu kỳ tiết sữa. “Điều này có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của những con bò này, kết hợp với việc mất lợi nhuận vào cuối chu kỳ tiết sữa là lý do tại sao làm cho chúng mang thai sớm có thể gây phí tiền “
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao