Tin thủy sản Mẻ cá đầu tiên được thả trong iFarm

Mẻ cá đầu tiên được thả trong iFarm

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Saturday. November 14th, 2020

Mẻ cá đầu tiên được thả trong iFarm

Một hệ thống nuôi trồng thủy sản mới được thiết kế nhằm cho phép người nông dân đồng nhất hóa lên tới 150,000 con cá trong một lồng nuôi riêng lẻ đã được thả nuôi cá hồi lần đầu tiên.

Công nghệ này đang được phát triển bởi BioSort kết hợp với Cermaq. Hình: BioSort

IFarm (dành cho Cermaq được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp mang tên BioSort) sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để xác định từng con cá trong lưới nuôi mà tại đó cho phép sự can thiệp nhắm tới mục tiêu sức khỏe nếu cần thiết và ghi lại tình trạng sức khỏe của từng cá thể cá.

Hệ thống sẽ đo lường các yếu tố bao gồm trọng lượng và tốc độ tăng trưởng của từng con cá riêng lẻ. Chấy rận sẽ được đếm trên toàn bộ số cá. Bất kỳ vết thương và dấu hiệu bệnh tật nào cũng sẽ được ghi nhận vào hồ sơ sức khỏe của cá.

Về mặt lý thuyết, hệ thống có thể phân loại cá sao cho bất kỳ biện pháp xử lý nào cũng phù hợp với nhu cầu của từng cá thể và bạn chỉ việc xử lý những con cá nào có nhu cầu mà không cần xử lý hoặc phân loại các biện pháp gây căng thẳng cho cá.

Quá trình

Tháng 12 năm ngoái, Cermaq ở Na Uy đã được trao bốn giấy phép phát triển dành cho iFarms và công việc chuẩn bị đã bắt đầu vào tháng Giêng thời điểm mà những con cá đầu tiên được phép thả vào hệ thống vào tuần trước.

“Đây là một giai đoạn rất hào hứng và rất quan trọng trong dự án; Bây giờ chúng tôi sẽ xem xem những con cá hành xử như thế nào trong môi trường iFarm thực tế và liệu mô hình và kết quả dự đoán của chúng tôi về hành vi của cá có chính xác hay không,” Karl Fredrik Ottem - giám đốc dự án IFarm của Cermaq cho biết trong một thông cáo báo chí phát hành vào hôm nay.

Hệ thống này chứa tới 150,000 con cá hồi trong mỗi lồng lưới được giữ bên dưới thấp hơn trong cột nước so với lồng lưới thông thường (những chiếc lồng lưới sử dụng mái lưới xuyên suốt). Khi cá trồi lên mặt nước để nạp đầy các bong bóng cá thì chúng được dẫn hướng qua một cổng thông tin nơi mà ở đó có một máy cảm biến có thể quét và ghi lại dữ liệu về mỗi con cá riêng lẻ đó một cách nhanh chóng, cổng thông tin sử dụng dữ liệu nhận dạng dựa trên cấu trúc và dấu hiệu nhận biết riêng biệt của mỗi con cá.

“Một nguyên mẫu của bộ cảm biến sẽ không được thay thế cho đến tháng 11, điều này cho phép cá làm quen với môi trường mới trong tám tuần sắp tới. Cho đến lúc đó, chúng tôi sẽ dành thời gian quan sát hành vi của cá trong lồng, xem cách chúng di chuyển và cách chúng ăn như thế nào để có thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào trước khi lắp đặt máy cảm biến. Ngoài ra, khoảng thời gian này sẽ cho phép chúng tôi phát triển và thực hiện các quy trình vận hành trơn tru vì đây là một trang trại mới được lắp đặt và chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ cần phải điều chỉnh các biện pháp thực hành của mình,” Ottem nói thêm.

Hệ thống iFarm ban đầu đã được lắp đặt trong hai lồng nuôi với cách bố trí hơi khác nhau. Thiết bị dành cho những chiếc lồng nuôi đã được chuyển giao vào đầu mùa hè này, cùng với các bộ phận của hệ thống đang được lắp ráp và lắp đặt trên đất liền tại Nordfold ở Steigen. Thiết bị nào đã được lắp ráp trước sau đó được vận chuyển đến bãi biển ở Martnesvika mà công đoạn lắp ráp lưới cuối cùng được hoàn thành tại nơi này.

Ottem nói: “Chúng tôi có mối quan hệ cộng tác rất chặt chẽ và thuận lợi với cả BioSort và ScaleAQ và cho đến nay, chúng tôi đang thực hiện theo đúng kế hoạch.“ “Đối với chúng tôi tại Cermaq (đặc biệt là những thành viên trong số chúng tôi đang công tác trong nhóm dự án) thật sự phấn khích vô cùng khi mà giờ đây chúng tôi đã đạt đến cột mốc nơi mà cá đã được chuyển đến và tất cả chúng tôi đều đang mong chờ bản thử nghiệm thú vị sắp tới sau khi các máy cảm biến được lắp đặt xong.”

Nếu dự án này thành công thì nó được coi là một bước tiến nhảy vọt về phúc lợi cá, hiệu suất và các phương thức canh tác tổng thể.

“Những gì chúng tôi đang cố gắng đạt được cùng với iFarm là phát triển một công nghệ mà về lâu về dài có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn và phúc lợi cá tốt hơn và giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của nghề chăn nuôi thủy sản ven biển. Ottem cho biết thêm “chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng rằng sức khỏe và phúc lợi của cá hồi có thể được cải thiện cùng với iFarm (nếu chúng tôi thành công)”.

Dự án thử nghiệm iFarm sẽ kéo dài đến năm 2025 và Cermaq nhận thấy rằng họ đang ở giai đoạn đầu của dự án và đó là một hệ thống rất phức tạp, đòi hỏi sự tương tác thuần thục giữa thiết bị chăn nuôi, thị giác máy tính và hành vi của cá ở mọi quy mô. Công nghệ tiên tiến dưới nước vẫn cần được phát triển để có thể vận hành dưới sự tương tác chặt chẽ với cá. Kiến thức và kinh nghiệm thu được từ đợt thả cá đầu tiên này sẽ được sử dụng để tối ưu hóa bản thiết kế dành cho đợt thả giống thứ hai dự kiến thực hiện vào năm 2021.


Lợi khuẩn ở tôm sắp được cho ra mắt thương mại Lợi khuẩn ở tôm sắp được cho ra… Phát triển phong trào nuôi cá trắm đen tại Quảng Ninh Phát triển phong trào nuôi cá trắm đen…