Tin thủy sản Quy trình nuôi tôm 3 pha để kiểm soát dịch bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Quy trình nuôi tôm 3 pha để kiểm soát dịch bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Author TS. Nguyễn Duy Hòa, publish date Friday. June 1st, 2018

Quy trình nuôi tôm 3 pha để kiểm soát dịch bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Trên cơ sở hiểu biết dịch bệnh gan tụy, với các nghiên cứu hiện nay đang tập trung mối nghi ngờ vào nguyên nhân chính gây bệnh gan tụy là bacteriophages cùng với quan sát thực tiễn ổ dịch và bản chất của dịch bệnh gan tụy, cá nhân tôi từ lâu đã đưa yếu tố tảo độc vào một trong các mối nghi ngờ gây hoại tử gan tụy cấp tính. Sau khi gan tụy tôm bị tấn công bằng bacteriophagaes hoặc tảo độc thì hệ thống miễn dịch của tôm bị suy giảm làm cho các nhóm cơ hội như Vibrio sp. và Vi bào tử trùng dễ dàng tấn công làm chết tôm. Vì vậy, tôi đã xây dựng QUY TRÌNH NUÔI 3 PHA và các giải pháp kỹ thuật nhắm vào việc giải quyết các tác nhân và nguyên nhân làm bệnh gan tụy bùng phát từ đó giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm. Quy trình này được triển khai tại Mỹ Thanh – Sóc Trăng ban đầu trên 7 ao nuôi trong đó Công ty INVE Aquaculture hỗ trợ 40% sản phẩm cho 06 ao nuôi và trong quá trình triển khai dựa trên các kết quả của 07 ao nuôi đầu tiên chủ trại nuôi đã mở rộng lên 28 ao nuôi. Đến nay đã có 7 ao đạt 84 ngày nuôi (thời điểm 78 ngày nuôi cân trọng lượng trung bình tôm đạt 16 đến 18 g); 7 ao đạt 70 ngày nuôi (thời điểm 60 ngày nuôi cân đạt trọng lượng trung bình 11 đến 12g), 14 ao nuôi còn lại hiện nay đạt trên 40 ngày nuôi với trình trạng sức khỏe tôm rất tốt.

Giải pháp kỹ thuật tập trung vào giải quyết các nhóm tác nhân chính (độc tố tảo và bacteriophages)  và tác nhân nhân cơ hội (Vibrio sp. và Vi bào tử trùng). Quan trọng nhất là việc lựa chọn các sản phẩm sinh học và dinh dưỡng để giải quyết triệt để các tác nhân chính và cơ hội của dịch bệnh gan tụy trên tôm. Tôi được may mắn làm cho Tập đoàn INVE Aquaculture là tập đoàn uy tín vì có nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho nghề nuôi thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực giống thủy sản và hiện nay Tập đoàn INVE Aquaculture đang phát triển các sản phẩm chủ lực phục vụ cho nghề nuôi tôm thịt. May mắn hơn nữa là Tập đoàn INVE Aquaculture họ luôn để cho chúng tôi chủ động thực hiện các ý tưởng sáng tạo của mình nhờ vậy sự thành công mô hình đã nhanh chóng hơn sự mong đợi của tôi. Xin cảm ơn TS. Olivier, anh Rudi và chị Tiên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện mô hình này vớt tất cả các ý tưởng của tôi.

Quy trình nuôi 3 pha bao gồm:

Pha 1: từ ngày chuẩn bị ao (2 tuần) đến ngày 35 (tổng cộng khoảng 50 ngày)

Pha này tập trung phát triển các loài tảo có lợi (green algaes and diatoms) tức là phát triển hệ thống Quang tự dưỡng trong ao (photoautotrophic system) nuôi theo hướng chọn lọc các loài tảo có lợi cho tôm (pha này chủ yếu 70-80% hệ sinh vật Quang tự dưỡng – Photoautotrophic system và khoảng 20-30% là hệ sinh vật dị dưỡng – Heterotrophic system).

Pha 2: từ ngày nuôi 35 đến ngày nuôi 45, quy trình nuôi của tôi chuyển dần sang Hệ sinh vật dị dưỡng (khoảng 50% là hệ Quang tự dưỡng và 50% Hệ dị dưỡng).

Pha 3: sau 45 ngày nuôi chuyển dần qua chủ lực là hệ sinh vật dị dưỡng Heterotrophic bacteria chiếm 70-80% trong ao nuôi và chỉ khoảng 20% trong ao nuôi là hệ Quang tự dưỡng.

(Chú ý Quy trình này hầu như loại bỏ hoàn toàn hệ sinh vật tự dưỡng Autotrophic bacteria)

Về mặt kỹ thuật Quy trình này tập trung giải quyết:

  • Giải quyết nguồn tảo độc trong ao (kiểm soát tỉ lệ N:P)
  • Giải quyết bacteriophages và Vibrio sp. trong ao (Kiểm soát tỉ lệ C:N)
  • Giải quyết nguy cơ  Vi bào tử trùng tronng ao (xử lý đáy ao)
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho tôm (bổ sung dinh dưỡng và vi sinh đường ruột).

Chuẩn bị ao nuôi

Dùng sản phẩm Sanocare-PUR là sản phẩm triệt trùng hiệu quả của Công ty INVE Aquaculture nhờ hủy được màng sinh học của vi khuẩn (Biofilm) pha ở nồng độ 1% (1 Kg cho 100 lít nước) xịt đều bờ ao, đáy ao và phơi 72 giờ. Sau đó, lấy nước từ ao lắng vào ao nuôi qua vào lưới lọc mịn < 120 µm hoặc lọc qua 2 lới vải Ka tê rồi để lắng nước 72 giờ, sau đó có thể dùng Chlorine chất lượng (của Nhật) xử lý nước ở nồng độ 40 ppm hoặc dùng TCCA (ở liều 10 đến 15 ppm) và 24-48 giờ sau mới tiến hành gây màu nước bằng các sản phẩm điều chỉnh pH, nâng Kiềm, phân bón hữu cơ (thức ăn viên cho gà hoặc thức ăn tôm, đậu nành), và đặc biệt sản phẩm Sanolife-Nutrilake của Công ty INVE Aquaculture (3,5-4 Kg cho 1,000 m3 nước đánh 1 tuần 1 lần trong giai đoạn chuẩn bị ao cũng như đến khi nuôi được 45 ngày, sau đó định kỳ 10-15 ngày 1 lần dùng cùng liều lượng cho đến khi thu hoạch) đây là sản phẩm nhằm cung cấp khoáng sinh học (NaNO3, Silic,….) cho ao và kích thích hệ tảo khuê phát triển trong ao ở mức tốt nhất, đồng thời phóng thích oxi đáy làm gia tăng tiềm năng oxi hóa khử ở đáy ao nuôi giúp khoáng hóa và làm sạch đáy ao. Ngoài ra, Nutrilake sẽ tác động bổ trợ cho nhóm vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí có mặt trong Pro-W để khử khí độc Ammonia, Nitrite và H2S. Vì vậy, sản phẩm Nutrilake được gọi là sản phẩm 3 trong 1 (kích thích tảo khuê phát triển, khoáng hóa làm sạch đáy ao, khử khí độc đáy ao).

Khi ao bắt đầu lên màu hơi đậm thì dùng sản phẩm Sanolife-Pro-W là sản phẩm vi sinh xử lý đáy ao nuôi và cắt bớt tảo khi mật độ tảo quá dày nhằm kiểm soát tảo ở mật độ thích hợp nhất – đây là sản phẩm chủ lực chứa các nguồn vi sinh có lợi tiết các enzymes xử lý chất thải đáy ao được bón 2 lần trong quá trình chuẩn bị ao (150g cho 10,000 m3 nước) và cùng với Sanolife-Nutrilake kiểm soát mật độ tảo tốt nhất - Việc kiểm soát mật độ tảo phát triển cao vừa phải là một trong các mấu chốt của nghề nuôi tôm (nếu tảo có mật độ quá cao sẽ làm pH trong ngày biến động nhiều làm ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác của ao nuôi).   

Thả giống và chăm sóc bằng các sản phẩm của Công ty INVE Aquaculture

Một ngày trước khi thả giống dùng sản phẩm Sanocare-PUR ở liều lượng 0,8 ppm (800 g tức 1 hộp Sanocare-PUR cho 1.000 m3 nước) nhằm loại bỏ hết nguồn Vibrio tái phát trong quá trình gây màu cho ao nuôi – sau đó 48 giờ thì dùng sản phẩm Sanolife Pro-W ở liều 200 g cho 10.000 m3 (cho ao 6.000m2 có độ sâu 1,6m) - đặc biệt lợi điểm của sản phẩm Sanocare-PUR là chỉ diệt khuẩn mà không làm rớt tảo ngay cả khi nồng độ xử lý khuẩn 4ppm vẫn không làm rớt tảo, tuy nhiên do diệt khuẩn nên đồng thời diệt các vi snh có lợi trong ao vì vậy 48 giờ sau khi xử lý PUR phải cấy lại vi sinh Pro-W.

Từ ngày thả nuôi 1 đến ngày 45 dùng sản phẩm Sanolife-Nutrilake mỗi tuần 1 lần ở liều lượng 4 Kg cho 1.000 m3 khối nước nhằm kiểm soát tỉ lệ N:P ở mức 25:0,5-1 (25 N và 0,5-1 P), sau đo10-15 ngày 1 lần cùng liều lượng cho đến khi thu hoạch. Sản phẩm vi sinh xử lý đáy Sanolife Pro-W được dùng 10 ngày 1 lần ở liều 100g cho 10.000 m3 nước ở tháng đầu tiên, sau đó dùng 1 tuần 1 lần ở liều 200g cho 10.000m3 cho đến khi thu hoạch.

Sản phẩm Sanolife AFM là sản phẩm chiết xuất từ cây Yuca nhằm xử lý ammonia từ 45 ngày trở đi với liều dùng 1 lít cho 3.000 đến 5.000m3 và định kỳ 20 ngày 1 lần nhằm kiểm soát ammonia cũng như làm đẹp màu nước (giảm đục, giảm đậm màu), đặc biệt có thể phối hợp với Pro-W khi cắt tảo sẽ hiệu quả vì nó giúp loại bỏ bớt đạm ammonium là nguồn dinh dưỡng cho tảo (đánh AFM trước rồi đánh Pro-W và Nutrilake).

Sản phẩm tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe cho tôm bao gồm:

Sanolife Pro-2 là sản phẩm vi sinh đường ruột được trộn hàng ngày ở liều 5 g cho 1 Kg thức ăn cho đến ngày nuôi 30, sau đó giảm còn 3g cho 1 Kg cho đến khi thu hoạch. Sanolife Pro-2 gồm các chủng vi sinh có lợi tiết ra a xít hữu cơ tự nhiên giúp giảm pH đường ruột nhằm ức chế Vibrio sp phát triển, đồng thời có các chủng vi sinh gia tăng hấp thu các thức ăn đã được tiêu hóa.

Sản phẩm Sanoguard Top-S là sản phẩm bao gồm các chất tăng cường hệ thống miễn dịch cho tôm (chẳng hạn β-glucans, các Vitamin, Selenium, Nucleotic acids, Carotennoids,……). Sản phẩm này được trộn thức ăn ở liều 10g cho 1 Kg thức ăn ở 30 ngày ngày đầu, sau đó trộn 5g cho 1 Kg thức cho đến khi thu hoạch.

Điều chỉnh các pha nuôi

Các pha nuôi của quy trình (Photoautotrphic system và Heterotrophic system) được điều chỉnh thông qua 3 sản phẩm chủ lực Sanolife-Nutrilake, Sanolife Pro-W và rỉ đường (Mollasses). Việc điều chỉnh 3 pha nuôi tùy theo điều kiện cụ thể khi theo dõi ao để tính toán lượng rĩ đường, lượng Sanolife-Nutrilake và Sanolife-ProW thích hợp.

Sự thành công của quy trình nuôi này đang được bà con nông dân ở Sóc Trăng và Bến Tre quan tâm. Sắp tới tôi sẽ xây dựng và phát triển quy trình nuôi Bioflocs đầy đủ (Full Bioflocs) ở Sóc Trăng và hy vọng công nghệ Bioflocs này sẽ góp phần hơn nữa việc giảm thiểu rủi ro dịch bệnh gan tụy cấp tính trên tôm hiện nay.

Quy trình này được phát triển bởi TS. Nguyễn Duy Hòa, BS. Nguyễn Trọng Nhi và anh Đinh Ngọc Thành ở Mỹ Thanh – Sóc Trăng.


Tiết lộ tiềm năng của vi khuẩn đối với nuôi trồng thủy sản Tiết lộ tiềm năng của vi khuẩn đối… Tăng cường phòng chống nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp Tăng cường phòng chống nguy cơ bùng phát…