Nuôi bò Vô sinh tạm thời ở bò sữa và phương pháp can thiệp

Vô sinh tạm thời ở bò sữa và phương pháp can thiệp

Author Nguyễn Tấn Anh, publish date Monday. March 28th, 2016

Vô sinh tạm thời ở bò sữa và phương pháp can thiệp

Trong thực tế, quá trình sinh sản của bò sữa bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, nhất là đối với những bò cái sữa có tỉ lệ máu ngoại cao, nếu nuôi dưỡng quản lý không đúng, cho nhiều thức ăn tinh rất dễ dẫn đến rối loạn sinh sản (Nguyễn Xuân Trạch, 2007).

Ngoài ra, có một số nguyên nhân phát sinh từ sau khi sinh bê, dẫn đến hiện tượng vô sinh ở bò sữa.

Những trục trặc này đưa lại hậu quả trước tiên làm cho bò không động dục.

Xin điểm qua một số hiện tượng dễ xảy ra ở bò sữa sau khi sinh.

1. Sát nhau và sót nhau

Bò cái nói chung (bò sữa nói riêng) sau khi đẻ bê khoảng 6-8 giờ thì nhau phải ra hết.

Nếu đến 12 giờ (thậm chí 24 giờ) mà nhau thai vẫn chưa ra xong, được gọi là sát nhau.

Nếu nhau ra không nguyên vẹn (không đủ), là sót nhau.

Trong cả 2 trường hợp, nếu không can thiệp, nhau sẽ thối, gây nhiễm trùng tử cung, không thụ thai được ở lần phối giống tiếp theo.

Theo tài liệu nhiều nước, tỉ lệ sót nhau trong đàn bò sữa không được vượt quá 8%.

Yếu tố gây sát nhau:

(1) Do bệnh nhiễm trùng đặc biệt (sẩy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn leptô, campylobacter, viêm mũi - phế quản truyền nhiễm).

Những bệnh này có thể gây sẩy thai và cũng có thể gây sát nhau sau khi bò mẹ đẻ.

Theo tài liệu của Dự án bò sữa Việt - Bỉ (2007) tỉ lệ bò sẩy thai khoảng 3-5%;

(2) Những bệnh nhiễm trùng không đặc biệt do hàng loạt vi khuẩn và virus gây nên trong quá trình mang thai hoặc khi đẻ;

(3) Đẻ song thai, đẻ khó (kể cả thời gian đẻ kéo dài), đẻ mổ;

(4) Khẩu phần nuôi dưỡng thiếu thức ăn thô xanh, thiếu selen (Se), thiếu vitamin A hoặc vitamin E, quá dư thừa mức năng lượng ăn vào;

(5) Thời gian cạn sữa kéo dài quá quy định.

Biện pháp khắc phục:

* Nếu dương tính với những bệnh nhiễm trùng đặc biệt (kiểm tra máu, nuôi cấy vi khuẩn), áp dụng những biện pháp khống chế được Thú y chỉ định.

* Giữ cho nơi đỡ đẻ bê và độn chuồng được sạch.

* Cho bò cái tơ phối giống với bò đực có mẹ đẻ dễ.

Chú ý những bò đẻ con so.

Nếu cần hỗ trợ sinh sản, phải tiến hành trong đều kiện sạch sẽ, cẩn thận.

* Về ăn uống, vận động: Đảm bảo lượng thức ăn thô xanh cho bò chửa đạt khoảng 10% khối lượng cơ thể (ví dụ bò nặng 250kg, toàn bộ lượng thức ăn xanh mỗi ngày cần 23-27kg).

Nếu không đủ thức ăn xanh, phải bổ sung cỏ khô, rơm khô (1kg cỏ khô/rơm khô tương đương 3-4kg cỏ xanh).

Hạn chế thức ăn tinh: dưới 20% khẩu phần (tính theo vật chất khô).

Bổ sung Selen vào khẩu phần nếu ở những khu vực nuôi bò mà trong đất bị thiếu Se.

Bổ sung vitamin A và E và Se theo yêu cầu.

Cho bò chửa uống đủ nước sạch (40-60 lít/con/ngày).

Trong thời gian bò mang thai, hàng ngày cho bò vận động nhẹ nhàng để tránh đẻ khó dẫn đến sát/sót nhau.

* Tránh cho bò cái có thời gian cạn sữa kéo dài quá quy định (thường chỉ nên 50-70 ngày).

Giữ cho bò cạn sữa có điểm thể trạng bình thường (khoảng 3-3,5 điểm).

Can thiệp: Nên can thiệp sớm, nếu để quá 24 giờ, hiệu quả sẽ kém.

+ Hạn chế bóc nhau vì bóc nhau dễ dẫn đến tổn thương nội mạc tử cung.

+ Gây kích thích co bóp tử cung để đẩy nhau ra ngoài.

Vi dụ: (1) Tiêm dưới da oxytocin 30-40UI (6-8ml) hoặc pituitrin, stilbestro, sinestrol: (2) Tiêm các dẫn xuất Prostaglandin (Lutalyse, Estrumate, Dinoprost: ≈25mg/bò) và tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng (Penicillin: 300.000UI + Streptomycin: 0,3mg; hoặc Ampicillin: 500mg).

(3) Thụt dung dịch Lugol (30-50ml) vào trong tử cung; (4) Nếu tử cung mất trương lực: tiêm estrogen (tiêm bắp/dưới da, 5-10ml), sau 2-3 giờ, tiêm oxytocin (tiêm bắp/dưới da, 3-5ml) hoặc pituitrin


Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe động vật ở các trang trại nuôi trâu bò vỗ béo - Phần 1 Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe động vật… Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai Lại - Phần 1 Đặc Điểm Tiêu Hóa Của Gia Súc Nhai…